Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa sởi - quai bị - rubella

20/07/2020
Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa sởi - quai bị - rubella

Tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Trẻ từ 12 tháng tuổi đã có thể tiêm sởi quai bị rubella. Vậy Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa sởi - quai bị - rubella?

1. Tổng quan về vacxin Sởi quai bị rubella

Vắc-xin Sởi quai bị Rubella (hay còn gọi là vắc-xin MMR) là vắc-xin sống giảm độc lực được điều chế từ virus sởi (chủng Edmonston–Zagreb), virus quai bị (chủng Jeryl Lynn) và virus Rubella (chủng Wistar RA 27/3), được dùng trong tiêm chủng để tạo miễn dịch phòng ngừa 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella.

Đối tượng và lịch tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: tiêm 2 mũi cách nhau 4 năm. Trường hợp có dịch sởi đang xảy ra, cần cho trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi tiêm 1 mũi vắc-xin sởi đơn, sau đó, khi trẻ được 15 tháng tuổi tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella mũi 1 và khi trẻ được 4 - 6 tuổi tiêm nhắc lại vắc-xin sởi quai bị rubella mũi 2.
  • Người lớn: tiêm 1 mũi. Trường hợp tiếp xúc với người bệnh cần lập tức tiêm vắc-xin sớm trong vòng 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm để phòng bệnh. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, cần tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella trước 3 tháng để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch phòng bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa sởi - quai bị - rubella - ảnh 1
Các tình huống đặc biệt khi tiêm vacxin sởi quai bị rubella
2. Các tình huống đặc biệt khi tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella

Một số tình huống đặc biệt sau cần lưu ý khi tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella:

  • Phụ nữ đang Mang thai không có bằng chứng miễn dịch với virus rubella không được tiêm vắc-xin MMR trong thai kỳ. Sau khi sinh có thể tiêm phòng 1 liều.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở không đang Mang thai và không có bằng chứng miễn dịch với virus rubella được khuyến cáo tiêm vắc-xin MMR 1 liều.
  • Người bị nhiễm HIV (kết quả Xét nghiệm trong ít nhất 6 tháng có số lượng CD4 ≥200 tế bào/μL), không có bằng chứng miễn dịch với cả 3 bệnh bệnh sởi, quai bị hoặc rubella cần tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 4 tuần. Trường hợp người bị nhiễm HIV có kết quả Xét nghiệm số lượng CD4
  • Người bị Suy giảm miễn dịch mức độ nặng chống chỉ định tiêm vắc-xin MMR .
  • Du học sinh, khách du lịch quốc tế, hoặc tiếp xúc với người bị Suy giảm miễn dịch và không có bằng chứng miễn dịch với cả 3 bệnh sởi, quai bị, rubella cần tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 4 tuần (nếu chưa từng tiêm bất kỳ liều vắc-xin MMR) hoặc 1 liều (nếu đã tiêm 1 liều vacxin MMR trước đó).
  • Nhân viên y tế nếu không có bằng chứng miễn dịch với 3 bệnh sởi, quai bị, rubella cần tiêm tiêm 2 liều vắc-xin MMR cách nhau ít nhất 4 tuần đối với bệnh sởi hoặc quai bị, hoặc tiêm ít nhất 1 liều rubella.
3. Tiêm vacxin sởi quai bị rubella

Tiêm chủng vắc-xin sởi quai bị rubella là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả dành cho cả trẻ nhỏ (từ 12 tháng tuổi trở lên) và cả người lớn.

Hiện trên thị trường có vắc-xin MMR, phù hợp chủng ngừa cho từng độ tuổi có nhu cầu phòng bệnh, đặc biệt là phụ huynh có con nhỏ.

Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa sởi - quai bị - rubella - ảnh 2
Nên tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella cho cả trẻ nhỏ và người lớn

Tiêm vắc-xin sởi quai bị rubella là biện pháp giúp phòng ngừa cả 3 bệnh sởi, quai bị và rubella một cách hiệu quả, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ có ý định mang thai chưa có miễn dịch.