Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Các tình huống thông thường và đặc biệt cần tiêm vacxin ngừa virus HPV gây ung thư cổ

24/05/2021
Các tình huống thông thường và đặc biệt cần tiêm vacxin ngừa virus HPV gây ung thư cổ

Virus HPV có thể tồn tại trong cơ thể mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV, biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất chính là tiêm vacxin HPV đối với bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi.

1. Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý do các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung đều nhiễm virus HPV - hay được biết đến với tên gọi virus sinh u nhú ở người (Human Papilloma Virus). Tuy nhiên không phải tất cả những người nhiễm loại virus này đều bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Có nhiều chủng virus HPV khác nhau, một số loại có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư như virus HPV loại 6 và 11 gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục, chủng virus HPV loại 16 và 18 dẫn đến phần lớn các trường hợp ung thư.

2. Tại sao nên tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung?

Theo thống kê của HPV Information Centre, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị virus HPV, vì vậy quá trình điều trị bệnh rất phức tạp và chưa đem lại hiệu quả cao. Do đó chủ động chích ngừa HPV là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Các tình huống thông thường và đặc biệt cần tiêm vacxin ngừa virus HPV gây ung thư cổ - ảnh 1
Tiêm Vắc-xin HPV là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ bị ung thư cổ tử cung

3. Chủng ngừa virus HPV thông thường

Nên tiêm Vắc-xin HPV cho tất cả người trưởng thành đến 26 tuổi: 2 hoặc 3 liều tùy theo tuổi khi tiêm bắt đầu

tiêm:

  • Tuổi từ 15 tuổi trở lên: 3 liều lúc 0, 1-2 , 6 tháng (khoảng cách tối thiểu: 4 tuần giữa liều 1 và 2/12 tuần giữa liều 2 và 3/5 tháng giữa liều 1 và 3 ; lặp lại liều nếu dùng quá sớm)
  • Tuổi từ 9 đến 14 tuổi và đã tiêm 1 liều hoặc 2 cách nhau cách nhau chưa đầy 5 tháng: 1 liều
  • Từ 9 đến 14 tuổi và nhận đã được tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 5 tháng: Hoàn thành tiêm vắc-xin HPV, không cần thêm liều.

Nếu hoàn thành loạt Tiêm chủng đầy đủ với bất kỳ vacxin HPV nào, không cần thêm liều nào.

4. Tình huống chủng ngừa HPV đặc biệt

Mang thai đến 26 tuổi: Không khuyến cáo tiêm vacxin HPV cho đến sau khi mang thai; không cần can thiệp nếu tiêm vacxin trong khi mang thai; thử thai không cần thiết trước khi tiêm chủng.

Các tình huống thông thường và đặc biệt cần tiêm vacxin ngừa virus HPV gây ung thư cổ - ảnh 2
Tình huống chủng ngừa HPV đặc biệt là tiêm khi đang mang thai