Cách phân biệt dấu hiệu sốt phát ban với sởi ở trẻ nhỏ các mẹ nên biết

Nhiều cha mẹ không biết cách phân biệt sốt phát ban và sởi khác nhau thế nào. Chính vì không hiểu rõ, nhiều bố mẹ không chăm sóc con đúng cách dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách phân biệt các dấu hiệu của Sốt phát ban và sởi một cách chính xác nhất.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Sốt phát ban và Sởi là bệnh gì?

Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng. Có nhiều loại Sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào.

Sởi là một bệnh phổ biến gây ra bởi virus. Đặc trưng của bệnh là phát ban và thường khởi phát từ 7 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm virus. Bệnh kéo dài từ 4 đến 10 ngày. Đây là một trong những bệnh dễ lây lan và gây tử vong cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ có thể phòng ngừa Sởi dễ dàng nếu được tiêm vắc xin định kỳ.

2. Phân biệt các dấu hiệu của nốt Sốt phát ban và nốt sởi

Bệnh sởi phát triển biểu hiện qua 4 giai đoạn. Cụ thể:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Trong khoảng thời gian 10-12 ngày, người bệnh sẽ không có triệu chứng gì, nhưng đến ngày thứ 9-10 thì sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ
  • Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong 4-5 ngày, đây là khoảng thời gian dễ lây lan, với các biểu hiện rõ rệt như sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nhức đầu liên miên. Các Tình trạng viêm bắt đầu như viêm ở mắt, chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, mi Mắt sưng lên; viêm ở mũi gây hắt hơi, sổ mũi, giọng khàn, Ho có đờm; viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy...
  • Giai đoạn phát ban nốt sởi: Hiện tượng các nốt sởi bắt đầu ở sau tai, lan dần sang hai bên má, cổ, xuống ngực, sang hai cánh tay. Trong 24h kế tiếp, nốt sởi lan rộng ra lưng, hông, xuống chân dưới với tình trạng màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên. Thậm chí các nốt sởi lan nhanh, kín thân thể và bắt đầu gây Ngứa cho người bệnh, tăng nhiệt độ thân thể gây nóng, khó chịu.
  • Giai đoạn phục hồi: Kết thúc ba giai đoạn trên, các nốt sởi dần biến mất và để lại những nốt thâm đen, vết hằn trên da. Bệnh sởi có tính chất lành tính nhưng nếu không biết kiêng khem và điều trị đúng cách thì biến chứng để lại khá nặng nề cho người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em mắc sởi.

Ở giai đoạn phát ban nốt sởi, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sởi và phát ban bằng cách:

Sốt phát ban thông thường khi giảm sốt, người bệnh sẽ ít có dấu hiệu nốt phát ban gồ lên mặt đa, ban đông loạt nổi lên, sau khi lặn sẽ không để lại dấu tích gì.

Còn phát ban do bệnh sởi rất đặc trưng, ban đầu sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó mới lan dần xuống dưới và khi khỏi cũng mất nối sở theo thứ tự đã nổi, để lại vết hằn, thâm trên da sau khi biến mất.

Cách phân biệt dấu hiệu sốt phát ban với sởi ở trẻ nhỏ các mẹ nên biết - ảnh 1

3. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Sởi gây ra những biến chứng nặng nề hơn so với sốt phát ban. Nếu sốt phát ban hầu hết đều lành tính, người bệnh được chăm sóc đúng cách sẽ trở về trạng thái tự khỏi sau 5-7 ngày mà không hề có bất kỳ các biến chứng gì. Nốt sởi nếu không được chăm sóc kỹ và đúng cách thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm về sau, đặc biệt là đối với đối tượng mắc là trẻ em. Cụ thể các biến chứng có thể là:

  • Viêm phổi: Là biến chứng thường gặp nhất do sởi.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm Não tủy: biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng nhất.
  • Cam tẩu mã: bệnh viêm miệng hoại thư, có tỷ lệ tử vong cao.
  • Viêm ruột kéo dài.

4. Chăm sóc khi trẻ em bị sởi như thế nào?

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi, cha mẹ cần được chú ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các biểu hiện sau:

  • Trẻ sốt cao liên tục 39-40 độ C.
  • Khó thở, thở thanh.
  • Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ...
  • Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

5. Phòng ngừa Sởi

Những thói quen sinh hoạt và Phong cách sống dưới đây sẽ giúp hạn chế diễn tiến bệnh sởi:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Che miệng khi ho;
  • Rửa tay thường xuyên;
  • Sử dụng nước muối nhỏ mắt và kính mát khi bị nhạy cảm ánh sáng

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa dịch sởi bùng phát là khâu phòng bệnh. Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bắt đầu từ 9 tháng và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi để giúp trẻ có một sức đề kháng, phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất có thể.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare để được giải đáp!

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung