Cắt u lành tuyến giáp cần lưu ý những gì?

U lành tuyến giáp là một bệnh lý thường gặp ở nữ giới với dấu hiệu phát hiện khối u ở vùng cổ gây khó chịu hoặc thậm chí khó thở hay nuốt nghẹn. Bệnh u tuyến giáp đa số là lành tính nhưng cũng có số ít những trường hợp tiến triển thành ung thư tuyến giáp.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. U lành tuyến giáp có nguy hiểm không?

U lành tuyến giáp (Adenoma tuyến giáp) là xuất hiện những khối u (hay còn gọi là bướu) tồn tại dưới dạng thể rắn hoặc thể lỏng. Khối u lành tuyến giáp hình thành và phát triển trong tuyến giáp - một tuyến Nội tiết đóng vai trò quan trọng và lớn nhất trong cơ thể người, có nguồn gốc là những tế bào bất thường trong bề mặt lớp lót mặt trong của tuyến giáp, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến hình thành khối u.

Theo thống kê, có khoảng 5% bệnh nhân mắc u tuyến giáp là Khối u ác tính (ung thư tuyến giáp). Tỉ lệ mắc bệnh về tuyến giáp tăng lên theo tuổi và thường gặp nhiều ở phụ nữ (5 nữ/1 nam). Do hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nên các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót.

2. U lành tuyến giáp có nên mổ không?

Phần lớn các loại u lành tuyến giáp không phải phẫu thuật. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết mới có chỉ định phải dùng đến phương pháp cắt u lành tuyến giáp. U lành tuyến giáp không cần mổ khi bướu có kích thước nhỏ, và cả kích thước to nhưng không gây khó thở, khó nuốt. Khi u lành tuyến giáp nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1 – 2 năm một lần. Bạn cần chủ động đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

U lành tuyến giáp bắt buộc phải mổ trong trường hợp sau:

  • U nhân tuyến giáp ác tính (ung thư): Chẩn đoán nhân ác tính bằng sinh thiết.
  • U giáp nhân có kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính (tế bào học hay trên siêu âm tuyến giáp).
  • Khối u giáp nhân có tiền sử gia đình trực hệ có người bị ung thư (K) giáp.
  • Khối u giáp đủ lớn gây chèn ép, gây triệu chứng cho người bệnh. Triệu chứng bệnh gây ra do u lành tuyến giáp chứ không phải người bệnh bị mắc phải các căn bệnh khác như: Viêm họng, đau cột sống cổ, bị trào ngược...

3. Cắt u lành tuyến giáp

3.1. Chỉ định

  • Khối u lành tuyến giáp nhân đơn độc hoặc đa nhân nhưng ranh giới rõ, dễ bóc tách
  • Khối U nang kích thước < 4cm hoặc u đa nang nằm trong thùy giáp.

3.2. Chống chỉ định

  • Nếu người bệnh xuất hiện u tuyến giáp trạng đang có dấu hiệu cường giáp, suy giáp.
  • Người bệnh quá già yếu, mắc bệnh suy tim, suy thận nặng không có khả năng chịu đựng được phẫu thuật lớn.

3.3. Các bước tiến hành

  • Vô cảm: Gây mê nội khí quản.
  • Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm tư thế ngửa, đầu ngửa ra sau, độn gối dưới vai để ưỡn cổ, đầu cao, chân thấp, mặt nhìn thẳng lên trần để đường rạch đi đúng giữa cổ, bọc tóc trong mũ.
  • Đường rạch da: Đường rạch hình chữ “U”, hoặc theo nếp lằn cổ, đáy quay xuống dưới, cách phía trên hõm ức 2cm. Hai đầu đường rạch sang sang 2 cơ ức đòn chũm kéo dài lên 2 bên 3-4 cm. Đường rạch qua bề mặt da, tổ chức dưới da và cân cơ cổ nông.
  • Bóc tách vạt da: Bóc tách vạt da đến bờ trên sụn giáp và xuống tới hõm ức. Nếu khối u to thì có thể tách rộng lên cao. Banh rộng trường mổ bằng phương pháp khâu sợi chỉ kéo lên trên hoặc bằng banh tự động.
  • Bộc lộ tuyến giáp: Mở dọc chính giữa theo các thớ cơ ức đòn móng, sau đó là cơ ức giáp (thường cơ ức giáp dính vào bao tuyến giáp). Nếu u lành tuyến giáp quá to có thể cắt ngang các thớ cơ này. Bộc lộ tuyến giáp dưới cơ dưới móng bằng banh Farabeuf. Buộc cầm máu các tĩnh mạch cổ trước. Toàn bộ tuyến giáp được bộc lộ và có thể đánh giá tổn thương bằng tay.
  • Cắt u
  • Thì 1: Xác định vị trí u
  • Thì 2: Bóc tách sao cho phẫu trường tại vị trí u đủ rộng rãi để tiến hành cắt thuận tiện nhất. Sau đó, tiến hành kẹp, buộc mạch máu tại vị trí u
  • Thì 3: Tiến hành cắt u lành tuyến giáp, nếu u nằm sâu trong nhu mô có thể tiến hành mở nhu mô tuyến giáp lấy u. Khâu lại nhu mô sau khi mở lấy u
  • Cầm máu kỹ: Đặt 1 Sonde dẫn lưu, đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu. Rút dẫn lưu sau khi dịch không còn chảy ra qua dẫn lưu, thông thường rút dẫn lưu sau phẫu thuật 72 giờ.

4. Biến chứng và cách xử trí sau khi cắt u lành tuyến giáp

4.1. Chảy máu

Sau khi cắt u lành tuyến giáp người bệnh có thể bị chảy máu từ động mạch hoặc tĩnh mạch do khi mổ buộc cầm máu không tốt. Chảy máu thường xuất hiện sau phẫu thuật trong vòng 4 - 6 giờ, vết mổ nề căng ra dần, dẫn lưu ra máu đỏ tươi, máu thấm ướt đẫm băng. Nếu chảy máu nhiều gây chèn ép sẽ xuất hiện tình trạng khó thở cấp tính.

Xử trí: Cắt ngay chỉ khâu, lấy khối máu tụ rồi đưa ngay vào phòng mổ, không đặt ống nội khí quản vì lúc này khí quản bị đẩy lệch và có thể xẹp do khối máu tụ, mổ lại cầm máu.

Cắt u lành tuyến giáp cần lưu ý những gì? - ảnh 1
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ

4.2. Tổn thương dây Thần kinh quặt ngược

Biến chứng này được xác định bằng cách xem giọng nói của người bệnh sau khi cắt u lành tuyến giáp có thay đổi không.

Xử trí: Nếu đứt dây Thần kinh quặt ngược thì phải phẫu thuật lại nối dây thần kinh.

5. Khám và điều trị bệnh về tuyến giáp ở đâu?

Khám Nội tiết đái tháo đường và Siêu Âm hoàn toàn Miễn_Phí với chuyên gia Thạc sĩ, bác sĩ Mai Văn Sâm là Phó Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, Đại học Y Hà Nội.

Cắt u lành tuyến giáp cần lưu ý những gì? - ảnh 2

Khám Tuyến Giáp và Siêu Âm hoàn toàn Miễn Phí với Tiến sĩ, bác sĩ Lê Phong: nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu nội tiết và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại viện Nội tiết trung ương (Cơ sở 1 - Thái Thịnh).

Cắt u lành tuyến giáp cần lưu ý những gì? - ảnh 3

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung