Chọc hút kim nhỏ mào tinh hoàn trong thụ tinh ống nghiệm là gì? Chuẩn bị và thực hiện

Hiện nay dựa trên những tiến bộ của khoa học, nam giới bị vô sinh nhưng vẫn có thể có con bằng cách lấy tinh trùng từ tinh hoàn hoặc từ phần khác của ống dẫn tinh. Kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh hoàn (PESA) là một trong số những kỹ thuật điều trị vô sinh phổ biến.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Kỹ thuật chọc hút kim nhỏ mào tinh hoàn là gì?

Hút tinh trùng từ mào tinh hoàn là phương pháp dùng kim nhỏ chọc xuyên qua vùng da của tinh hoàn vào mào tinh hoàn để hút tinh trùng ra, sau đó tinh trùng sống sẽ được sử dụng để kết hợp với trứng thông qua máy vi thao tác và thụ tinh trong ống nghiệm.

Nguyên tắc kỹ thuật: dùng bơm tiêm gắn kim tiêm nhỏ đưa kim qua da vào vùng mào tinh hoặc vùng tổn thương, sau đó dùng lực hút áp lực âm để các thành phần trong mào tinh hoặc vùng tổn thương vào trong kim. Chất dịch lấy được sẽ được phụt lên phiến kính để cố định, nhuộm và đưa ra các nhận định hình thái cũng như sự sắp xếp các thành phần hữu hình dưới kính hiển vi quang học. Từ đó các nhà phân tích có thể xác định được mào tinh có hay không tinh trùng giúp chẩn đoán vô sinh nam hoặc loại tổn thương trong mào tinh.

Chọc hút kim nhỏ mào tinh hoàn trong thụ tinh ống nghiệm là gì? Chuẩn bị và thực hiện - ảnh 1
Chọc hút mào tinh giúp chẩn đoán vô sinh ở nam giới

2. Các bước chuẩn bị trong kỹ thuật chọc hút kim nhỏ mào tinh hoàn

Người thực hiện: Bác sĩ Giải phẫu bệnh hoặc bác sĩ lâm sàng được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật chọc hút kim nhỏ và kỹ thuật viên giải phẫu bệnh.

Phương tiện và hóa chất:

  • Bông sạch, cồn iod, găng tay vô khuẩn, khẩu trang và băng dính y tế
  • Kẹp không mấu, kéo
  • Hộp đựng bông cắt nhỏ vô trùng và bông cồn sát khuẩn vùng chọc hút
  • Bơm tiêm các mức 10 ml và 20 ml tùy trường hợp với các kích cỡ kim 25G đến 21G
  • Lidocaine 5%
  • Dụng cụ gắn bơm tiêm để chọc hút
  • Hộp đựng kim sạch và hộp đựng kim cũng như các dụng cụ y tế đã qua sử dụng
  • Phiến kính sạch ghi mã số bệnh nhân
  • Dung dịch cố định bệnh phẩm, phẩm nhuộm phiến đồ
  • Các dụng cụ nhuộm và kính hiển vi quang học

Người bệnh:

  • Giải thích cho người bệnh về quy trình, mục đích và nguy cơ trong khi thực hiện các thao tác
  • Khai thác đầy đủ được tiền sử bản thân, tiền sử gia đình và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh
  • Thăm khám để xác định vị trí cần chọc hút, màu sắc, số lượng, mật độ và kích thước, sự di động
Chọc hút kim nhỏ mào tinh hoàn trong thụ tinh ống nghiệm là gì? Chuẩn bị và thực hiện - ảnh 2
Người bệnh được giải thích và tư vấn trước khi thực hiện kĩ thuật

3. Các bước tiến hành kỹ thuật

Kỹ thuật chọc hút kim nhỏ mào tinh hoàn được thực hiện theo các bước sau:

  • Người bệnh nằm ngửa trên giường bộc lộ vị trí cần chọc hút
  • Sát khuẩn vùng cần chọc bằng cồn Iod Gây tê trong da tại vị trí chọc
  • Chọc hút lấy bệnh phẩm theo thao tác sau: cố định vị trí chọc bằng 2 ngón bàn tay trái, tay phải cầm kim có gắn bơm tiêm đâm qua da vào mào tinh hoặc vùng tổn thương, hút dưới áp lực âm để dịch chọ vào lòng kim. Trước khi rút mũi kim cần giải phóng áp lực âm rồi rút nhanh kim qua da, có thể chọc tại nhiều vị trí nếu cần thiết
  • Sát trùng vị trí đã chọc hút
  • Làm phiến đồ, cố định phiến đồ và nhuộm các phiến đồ bằng phương pháp như Giemsa, Diff- Quick,... rồi nhận định kết quả dưới kính hiển vi quang học

4. Những sai sót trong kỹ thuật và lưu ý trong thao tác

Trong một số trường hợp, việc thực hiện kỹ thuật chọc hút sẽ gặp các sai sót đòi hỏi kỹ thuật viên cần có những lưu ý trong việc chọc hút như sau:

Trường hợp phiến đồ quá nghèo tế bào hoặc không lấy được tế bào của tổn thương:

  • Cần đâm mũi kim trúng tổn thương, không quá nông hay quá sâu, ấn ngón tay giữ chặt vùng cần chọc
  • Không đổi hướng kim khi kim đã đâm vào mô để tránh cho mẫu có quá nhiều hồng cầu, nếu thấy máu nhiều cần chọc thêm 1 mũi ở vị trí khác
  • Phụt một lượng vừa đủ mẫu ra phiến kính và dàn nhẹ đều tay để tránh phiến đồ quá dày hoặc tế bào chồng chất, dát
  • Cố định ngay sau khi dàn phiến đồ tránh làm tế bào thoái hóa không nhận định được hình thái nhân và bào tương
  • Nhuộm đủ thời gian và cố định phiến đồ đủ tốt để tế bào không bắt màu kém dẫn tới mẫu không sử dụng được.
Chọc hút kim nhỏ mào tinh hoàn trong thụ tinh ống nghiệm là gì? Chuẩn bị và thực hiện - ảnh 3
Kỹ thuật đâm kim vừa phải để mẫu không bị lẫn quá nhiều máu

Ngoài ra người thực hiện cũng cần phải thuyết phục giải thích để người bệnh hợp tác, thực hiện thao tác đúng tránh chọc vào vị trí khác ngoài tổn thương.

Khách hàng có thể đến với Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản - Bệnh Viện Bưu Điện. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.

Tính tới thời điểm hiện tại, các kỹ thuật cũng như tỷ lệ mang thai sinh hóa, lâm sàng của Bệnh viện Bưu Điện đã sánh ngang với các trung tâm IVF lớn trên thế giới.

Các Kỹ thuật tại Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản - Bệnh Viện Bưu Điện:

Hiện nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói chung và kỹ thuật làm IVF ở Bệnh viện Bưu Điện nói riêng từ hiện đại tới cổ điển đều được áp dụng một cách linh hoạt, khéo léo nhằm mang tới hiệu quả cao nhất. Một số kỹ thuật được áp dụng phải kể đến như:

  • Bơm tinh trùng vào tử cung (IUI)
  • Bơm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)
  • Lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA)
  • Hỗ trợ thoát màng
  • Chuyển phôi đông lạnh.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Nguyễn Đình Tảo

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ Phạm Văn Hưởng

  • 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Phương

  • Số 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền

  • 431 Đường Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Đào Thu Hiền

  • 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Đặt lịch khám nhanh