Chọc hút tinh trùng từ mào tinh có đau không?

Tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng ngày nay không phải là vấn đề hiếm gặp, nguyên nhân có thể từ người chồng, người vợ hoặc do cả hai. Tuy nhiên, nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện phát triển rất mạnh mẽ đã giúp nhiều cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn thành công. Trong đó, kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh đang được áp dụng ngày càng nhiều.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Chọc hút tinh trùng từ mào tinh là gì?

Chọc hút tinh trùng từ mào tinh (PESA – Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration) là thủ thuật lấy tinh trùng thông qua việc chọc hút từ mào tinh, phục vụ cho việc thụ tinh với noãn bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Kỹ thuật này áp dụng cho các bệnh nhân bị Vô sinh do không có tinh trùng nhưng quá trình sản xuất tinh trùng hoàn toàn bình thường, bao gồm cả trường hợp teo ống dẫn tinh, không có ống dẫn tinh bẩm sinh hai bên.

Chọc hút tinh trùng từ mào tinh chống chỉ định đối với các trường hợp không có tinh trùng nhưng không do tắc nghẽn.

2. Vô sinh không tinh trùng là gì?

Vô sinh không tinh trùng là tình trạng không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch của nam giới. Nguyên nhân không có tinh trùng rất đa dạng, có thể là do nam giới không có ống dẫn tinh, bị tắc ống dẫn tinh do viêm nhiễm hoặc do đã triệt sản, bị Chấn thương vùng kín hoặc bị rối loạn khả năng xuất tinh. Do đó, các kỹ thuật chọc hút tinh trùng chính là giải pháp điều trị hiếm muộn giúp các quý ông lên chức làm cha khi gặp tình trạng vô sinh không tinh trùng.

Tần suất bệnh nhân nam giới đến khám vô sinh tại các khoa Hỗ trợ sinh sản ngày càng tăng và những trường hợp Xét nghiệm không có tinh trùng trong tinh dịch cũng tương đối dễ gặp. Những trường hợp này nếu không can thiệp bằng các kỹ thuật chọc hút tinh trùng thì phải xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng, như vậy người vợ mới có thể mang thai.

Chọc hút tinh trùng từ mào tinh có đau không? - ảnh 1
Tỷ lệ nam giới vô sinh do không có tinh trùng ngày càng tăng

3. Mục tiêu của các kỹ thuật chọc hút tinh trùng

  • Chọc hút tinh trùng để lấy được tinh trùng có chất lượng tốt nhất.
  • Chọc hút đủ số lượng tinh trùng để thụ tinh với trứng.
  • Phải hạn chế các tổn thương ống dẫn tinh để không gây khó khăn cho việc chọc hút tinh trùng sau này hay cho phẫu thuật nối thông đường dẫn tinh.

4. Có các kỹ thuật chọc hút tinh trùng nào?

  • Kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu (MESA)
  • Kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
  • Kỹ thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút (TESA)
  • Phẫu thuật tinh hoàn tìm tinh trùng (TESE)

5. Các bước thực hiện chọc hút từ mào tinh

  • Giảm đau bằng tiền mê hoặc gây mê tĩnh mạch hoặc Gây tê tại chỗ.
  • Thực hiện tư thế phụ khoa
  • Lau sạch bộ phận sinh dục, vùng bẹn, đùi và khu vực tầng sinh môn.
  • Trải săng vô khuẩn để hở vùng bìu để làm thủ thuật.
  • Xác định và cố định mào tinh (thường lựa chọn bên mào tinh căng, to).
  • Dùng kim tiêm chọc vuông góc vào mào tinh hoàn, vừa hút vừa kéo kim ra.
  • Kiểm tra tinh trùng trong dịch chọc hút.
  • Nam giới được dùng kháng sinh sau khi chọc hút.
Chọc hút tinh trùng từ mào tinh có đau không? - ảnh 2
Chọc hút từ mào tinh phải được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín

6. Ưu nhược điểm của kỹ thuật PESA

Ưu điểm
  • PESA là một phương pháp ít xâm lấn, chỉ cần vô cảm bằng cách Gây tê tại chỗ, Như vậy có thể thấy quá trình chọc hút tinh trùng không quá đau đớn như cánh mày râu vẫn nghĩ.
  • Tỷ lệ thành công khoảng 65%.
  • Có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và các loại tế bào khác.
  • Sau thủ thuật, bệnh nhân chỉ cần băng nơi chọc một lần ngay sau mổ. Hôm sau thì có thể bỏ băng. Sử dụng kháng sinh thường không cần thiết. Bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc giảm đau thông thường trong thời gian ngắn.
  • Do đó, chọc hút tinh trùng từ mào tinh là một trong những phương pháp nên được chọn lựa đầu tiên ở những trường hợp vô sinh không tinh trùng nguyên nhân do tắc nghẽn.
Nhược điểm
  • Các biến chứng thường gặp sau thủ thuật là bìu đôi khi sưng nhẹ và đau kéo dài trong vài ngày. Việc này sẽ không cản trở việc đi lại, sinh hoạt.
  • Bệnh nhân cần phải mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu.
  • Bên cạnh đó có thể gặp máu tụ bìu, nhưng thường nhẹ và tự khỏi.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Nguyễn Đình Tảo

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ Phạm Văn Hưởng

  • 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Phương

  • Số 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền

  • 431 Đường Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Đào Thu Hiền

  • 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Vô sinh - Hiếm muộn
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*