Mục lục:

Chụp cộng hưởng từ cho trẻ: Khi nào cần gây mê?

Tất cả các bé có chỉ định gây mê khi chụp MRI đều được bác sĩ gây mê khám tiền mê theo đúng quy trình. Bác sĩ sau khi khám tiền mê cho trẻ sẽ đánh giá các nguy cơ, lợi ích khi an thần cho trẻ; báo cho bố mẹ bé biết các tai biến có thể xảy ra, hướng dẫn bố mẹ cách chuẩn bị cho trẻ trước khi được an thần để tránh các nguy cơ. Nếu đồng ý, bố mẹ sẽ ký vào phiếu cam kết.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Có cần gây mê khi chụp MRI cho trẻ em không?

Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh khi đưa trẻ đến chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên không phải tất cả các bé đều phải gây mê khi chụp MRI. Sau khi được các bác sĩ Nhi khám và có chỉ định cho trẻ chụp MRI, tùy vào độ tuổi và mức độ hợp tác của các bé sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Bé đã lớn ( thông thường > 10 tuổi) và chịu nằm yên theo hướng dẫn của nhân viên y tế: chỉ cần bố hoặc mẹ đi kèm vào phòng chụp và bảo bé làm theo lời hướng dẫn.
  • Các bé nhỏ hơn hoặc không hợp tác (không chịu nằm yên do còn quá bé, quấy khóc hay sợ hãi; do có bệnh lý đặc biệt là các bất thường về Tâm thần kinh, động kinh, chậm phát triển, bại não...): cần dùng thuốc an thần để bé nằm yên khi chụp.
Chụp cộng hưởng từ cho trẻ: Khi nào cần gây mê? - ảnh 1
Tất cả các bé có chỉ định gây mê khi chụp MRI đều được bác sĩ gây mê khám tiền mê theo đúng quy trình

2. Vì sao phải gây mê khi chụp MRI cho trẻ?

Để có được hình ảnh MRI rõ nét và chính xác, yêu cầu bắt buộc là các bé phải nằm yên khi chụp. Như vậy kết quả MRI mới giúp việc chẩn đoán đúng bệnh của trẻ và các bác sĩ Nhi mới có cơ sở để đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị bệnh phù hợp. Nếu các bé cử động trong khi chụp, hình ảnh thu được sẽ bị nhòe và mờ, đôi khi phải chụp lại nhiều lần mà vẫn không cho hình ảnh rõ ràng, dẫn đến việc kết luận bệnh khó chính xác thậm chí sai lệch trong chẩn đoán. Đây chính là lý do cần phải gây mê cho các trẻ không hợp tác đã nêu trên khi chụp MRI.

3. Dùng thuốc gây mê khi chụp cộng hưởng từ cho trẻ có an toàn?

Với phương châm “An toàn người bệnh là hàng đầu”, phòng khám Nhi, Khoa Gây mê, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Bộ phận Chăm sóc khách hàng sẽ phối hợp hẹn lịch chụp MRI cho trẻ. Các bé sẽ được nhịn ăn uống theo đúng hướng dẫn của Hiệp hội Gây mê hồi sức thế giới. Tùy tình hình bệnh cụ thể, các bác sĩ gây mê sẽ chọn phương pháp an thần mức độ nhẹ hoặc trung bình với các thuốc có tác dụng nhanh và ngắn sao cho các bé có được giấc ngủ êm dịu khi chụp và tỉnh nhanh sau khi kết thúc.

Phòng chụp MRI tại hệ thống Vinmec được trang bị monitoring đặc biệt theo dõi được điện tim, mạch, nhịp thở, huyết áp, ETCO2 và hệ thống Oxy, hút trung tâm để có thể phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến có thể xảy ra. Sau khi chụp xong bé sẽ được chuyển ra phòng hồi tỉnh, thở Oxy và theo dõi sinh hiệu đến khi tỉnh. Các bé sẽ được bác sĩ gây mê khám và cho uống sữa trước khi về.

Chụp cộng hưởng từ cho trẻ: Khi nào cần gây mê? - ảnh 2
Chụp MRI

4. Những vấn đề cần lưu ý sau khi chụp cộng hưởng từ với thuốc gây mê?

Phiền nạn thường gặp sau khi an thần chụp MRI là trẻ có thể buồn nôn, nôn ói và chóng mặt. Vì vậy trẻ sẽ được bác sĩ gây mê đánh giá đủ tiêu chuẩn mới được rời khỏi phòng hồi tỉnh. Ngoài ra trẻ sẽ được cho uống nước hoặc sữa nếu không buồn nôn hay nôn ói mới được ra khỏi bệnh viện. Chóng mặt sẽ làm bé có nguy cơ té ngã.

Vì vậy sau khi về nhà, trẻ cần được nghỉ ngơi ít nhất 6 giờ. Trong thời gian đó, bố mẹ không nên cho trẻ chạy nhảy, leo trèo và theo dõi sát bé để tránh nguy cơ té ngã. Bố mẹ sẽ được cung cấp số điện thoại cấp cứu hay hotline bác sĩ gây mê để liên hệ nếu bé có biểu hiện bất thường như ngủ li bì, thở chậm, tím tái, nôn ói nhiều...

Phòng khám Vietlife với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị.

Chi Phí Chụp cộng hưởng từ MRI Phòng khám Vietlife

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung