1. Đặc điểm chung của các đốt sống ngực
Ở người có 12 đốt sống ngực và chúng có kích thước trung gian giữa đốt sống cổ và thắt lưng, chúng phát triển kích thước về phía đốt sống thắt lưng, với những cái ở dưới lớn hơn rất nhiều so với những cái trên. Chúng được phân biệt bởi sự có mặt của các đường viền khớp xương ở hai bên của cơ thể với đầu của xương sườn, cũng như các đường viền trên tất cả các mấu ngang, ngoại trừ xương thứ 11 và xương thứ 12 với lồng ngực.
Theo như quy ước, đốt sống ngực của con người được đánh số T1-T12, với cái đầu tiên (T1) nằm gần hộp sọ nhất và những cái khác xuống dần về phía cột sống và vùng thắt lưng.
Các đốt sống khớp với xương sườn và qua xương sườn với xương ức để tạo nên lồng ngực. Do đó một đặc điểm quan trọng của đốt sống ngực đó là ở mỗi bên thân đốt sống cổ có hai hố khớp là hố sườn trên và hố sườn dưới để khớp với đầu xương sườn.
Những đặc điểm của đốt sống ngực đó là thân dày hơn các đốt sống cổ, khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên. Mỏm gai dài và chúc xuống dưới vì đoạn sống ngực không cử động nhiều. Mỏm ngang có một diện khớp gọi là hố sườn ngang để khớp với củ xương sườn. Mỏm khớp có các diện khớp đứng ngang nhìn ra phía trước hoặc phía sau. Lỗ đốt sống hình gần tròn. Tóm lại, đặc trưng quan trọng nhất để xác định một đốt sống ngực là có hố sườn ở mặt bên thân đốt sống.
2. Đặc điểm riêng của một số đốt sống ngực
- Đốt sống ngực 1: Đây là đốt chuyển tiếp từ đoạn cổ sang đoạn ngực nên có nhiều đặc điểm giống với đốt cổ 7. Ngoài ra có các đặc điểm riêng là hố sườn trên là một hố trọn vẹn để khớp với chỏm xương sườn 1, trong khi hố sườn dưới chỉ là một nửa hố để khớp với một phần chỏm xương sườn 2.
- Đốt sống ngực 10: Tại đây không có hố sườn dưới.
- Đốt sống ngực 11 và 12 chỉ có một hố sườn để khớp toàn bộ với các xương sườn tương ứng. Các mỏm ngang không có hố sườn ngang.
3. Bệnh lý đau vùng cột sống ngực
Bệnh nhân hay kêu đau vùng lưng, nhất là vùng “Với tay không tới”, đôi khi có một số người đau cả vùng ngực. Bệnh thường hay xảy ra ở nhóm trẻ công chức mà công việc chính là ngồi nhiều, vai và cổ hay bị cố định ở một tư thế. Khi khám không thấy gì đặc biệt, làm các Xét nghiệm về hình ảnh cũng không thấy gì bất thường. Đôi khi ấn đau dọc vùng cột sống ngực.
Vùng cột sống ngực là vùng cố định so với vùng thắt lưng đi động hơn, do có mang lồng ngực phía trước. Khi chúng ta ngồi hay có xu hướng cong người về phía trước, hai vai cố định lâu dần sẽ làm mỏi nhóm cơ cạnh sống của đoạn cột sống ngực. Các dây chằng liên gai cũng bị tổn thương biểu hiện bằng việc ấn đau dọc các mỏm gai phía sau. Một số tác giả đưa ra khái niệm rối loạn động học của xương bả vai do bị cố định lâu ở một tư thế.
Về điều trị nếu đau nhiều có thể sẽ phải dùng thuốc kháng viêm giảm đau kèm theo các biện pháp vật lý trị liệu. Đối với xương bả vai cần tập các động tác của vai. Tuy nhiên người bệnh cần đi khám ở những chuyên khoa Thần kinh hay Chấn thương chỉnh hình để xác định đúng chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.