Mục lục:

Gây mê nội khí quản cắt polyp mũi

Polyp mũi là những tổ chức quá sản xuất phát từ niêm mạc lót bên trong mũi. Phẫu thuật cắt polyp mũi được chỉ định trong các trường hợp polyp mũi tăng kích thước quá lớn gây chèn ép đường thở và khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa thông thường. Phẫu thuật cắt polyp mũi dưới gây mê nội khí quản đang dần trở nên phổ biến do nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương pháp vô cảm khác.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Tổng quan về phẫu thuật cắt polyp mũi

Phẫu thuật cắt polyp mũi là phương pháp điều trị sau khi thất bại với các phương pháp điều trị nội khoa có sử dụng thuốc và những polyp có kích thước lớn khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi hô hấp. Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ những tổ chức polyp này tái lập lại sự thông thoáng của đường thở và điều chỉnh rối loạn thông khí tại vòi nhĩ.

Chống chỉ định của phẫu thuật cắt polyp mũi bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn cấp tính tại vùng mũi hoặc các xoang lân cận. Người bệnh cần được điều trị Tình trạng viêm mũi cấp bằng thuốc trước khi tiến hành bất kỳ can thiệp nào.
  • Các rối loạn đông cầm máu chưa được điều chỉnh. Đây là chống chỉ định chung cho tất cả các loại phẫu thuật.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý nội khoa mãn tính như hen phế quản, đái tháo đường, bệnh lý Tim mạch trước đó. Những trường hợp này cần có sự thảo luận giữa các bác sĩ chuyên khoa và ekip phẫu thuật để điều chỉnh tình trạng bệnh nhân ổn định trước khi tiến hành cắt polyp dưới gây mê nội khí quản.

2. Quy trinh thực hiện gây mê nội khí quản cắt polyp mũi 

Gây mê nội khí quản cắt polyp mũi - ảnh 1

Gây mê nội khí quản là phương pháp gây mê toàn thân có sử dụng ống nội khí quản nhằm mục đích kiểm soát đường thở của bệnh nhân trong suốt thời gian tiến hành phẫu thuật

Gây mê nội khí quản là phương pháp gây mê toàn thân có sử dụng ống nội khí quản nhằm mục đích kiểm soát đường thở của bệnh nhân trong suốt thời gian tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật cắt polyp dưới gây mê nội khí quản là một phẫu thuật khá an toàn tuy nhiên được khuyến cáo không nên thực hiện ở những cơ sở y tế không đủ các trang thiết bị sử dụng trong Gây mê hồi sức và ekip phẫu thuật chưa có đủ kinh nghiệm cần thiết.

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cải thiện được tỉ lệ thành công của phẫu thuật, gây mê nội khí quản trong phẫu thuật cắt polyp mũi cần được thực hiện đầy đủ theo các bước dưới đây:

  • Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện: Các vật tư y tế sử dụng trong gây mê nội khí quản phẫu thuật cắt polyp mũi bao gồm các phương tiện dùng để thực hiện kỹ thuật gây mê nội khí quản như hệ thống máy gồm máy thở, máy theo dõi các dấu hiệu sống của bệnh nhân (mạch, huyết áp, tần số thở, nhiệt độ, điện tâm đồ, SpO2, EtCO2), ống nội khí quản, đèn soi thanh quản, canule, mặt nạ, bóng bóp oxy bằng tay, mask thanh quản và các phương tiện phẫu thuật cơ bản để kẹp cắt polyp mũi.
  • Chuẩn bị bệnh nhân: Phẫu thuật viên nên tiến hành tư vấn quy trình thực hiện gây mê nội khí quản phẫu thuật cắt polyp mũi và các nguy cơ của nó cho bệnh nhân trước khi tiến hành kỹ thuật. Thăm khám lâm sàng, khai thác các thông tin liên quan đến bệnh sử, tiền sử trước đó cũng cần được thực hiện để nắm được các chống chỉ định của từng trường hợp nếu có. Nhận diện một trường hợp đặt nội khí quản khó là việc làm không thể bỏ qua nhằm chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ và ekip thực hiện có nhiều kinh nghiệm hơn.
Gây mê nội khí quản cắt polyp mũi - ảnh 2
Polyp mũi là những tổ chức quá sản xuất phát từ niêm mạc lót bên trong mũi
  • Tiến hành gây mê nội khí quản:Tiến hành duy trì mê bằng việc tiếp tục sử dụng các thuốc gây mê đường tĩnh mạch hoặc thuốc gây mê đường hút. Cần theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh để kịp thời phát hiện bất thường và xử trí kịp thời.
    • Hướng dẫn người bệnh nằm ngửa trên bàn phẫu thuật
    • Tiến hành cho thở oxy 100% với liều 3-6 lít/phút trong 5 phút liên tục
    • Đặt hai đường truyền tĩnh mạch ngoại vi lớn
    • Lắp đặt các hệ thống máy móc gây mê, bao gồm cả máy theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh.
    • Ngưng thở oxy và tiến hành kỹ thuật khởi mê với việc sử dụng thuốc ngủ phối hợp với thuốc giảm đau, có thể kết hợp với các thuốc có tác dụng giãn cơ nếu cần. Thuốc ngủ dùng trong khởi mê có thể sử dụng theo đường tĩnh mạch hoặc đường hít.
    • Khi người bệnh đã đi vào trạng thái ngủ sâu, tiến hành đặt ống nội khí quản. Mở miệng người bệnh và đưa đèn soi thanh quản từ một bên lưỡi vào thành miệng bên phải, tay cầm đèn đè sụn nhẫn theo hướng xuống dưới và ra trước sau cho lật ngửa được nắp thanh môn và quan sát thấy lỗ thanh môn với hai dây thanh âm. Tiến hành luồn ống nội khí quản dọc theo đèn soi thanh quản quá mức hai dây thanh âm một đoạn 2 hoặc 3 cm. Sau đó, rút nhẹ nhàng đèn soi thanh quản và bơm bóng cố định ống nội khí quản.
    • Cố định ống nội khí quản bằng băng dính quanh miệng sau khi đã đảm bảo ống nội khí quản vào đúng đường thở.
    • Cân nhắc đặt thêm canule miệng nếu cần thiết.
    • Kỹ thuật đặt ống nội khí quản có thể được tiến hành thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Nhìn chung, tiến hành đặt ống nội khí quản đường mũi được thực hiện theo các bước tương tự như đường miệng tuy nhiên ống nội khí quản được luồn theo hốc mũi vào đến khí quản và kích thước ống nội khí quản trong trường hợp này nhỏ hơn. Trong phẫu thuật cắt polyp mũi, ống nội khí quản có thể được đưa vào lỗ mũi phía bên lành hoặc nên lựa chọn ống nội khí quản đường miệng nếu phẫu thuật cắt polyp ở hai bên mũi.

3. Tai biến sau phẫu thuật cắt polyp mũi dưới gây mê nội khí quản Gây mê nội khí quản cắt polyp mũi - ảnh 3

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân không đặt được nội khí quản thì sẽ phải tiến hành kỹ thuật khác thay thế

Phẫu thuật cắt polyp mũi dưới gây mê nội khí quản nhìn chung khá an toàn tuy nhiên vẫn có thể xảy ra một số các tai biến sau:

  • Trào ngược dịch tiêu hoá vào đường hô hấp: biến chứng này có thể xuất hiện khi người bệnh không được chuẩn bị tốt trước khi phẫu thuật. Cần xử trí nhanh bằng cách hút sạch dịch, đặt bệnh nhân ở tư thế đầu thấp và nghiêng sang bên. Đặt ống nội khí quản là biện pháp an toàn nhất để phòng tránh tai biến này.
  • Không đặt được nội khí quản: tiến hành chuyển sang kỹ thuật đặt nội khí quản khó hoặc lựa chọn các phương pháp vô cảm thay thế khác.
  • Chấn thương do đặt ống nội khí quản như gãy răng, chảy máu khoang miệng, tổn thương nắp thanh môn và dây thanh âm
  • Co thắt thanh khí phế quản: phát hiện khí khám phổi nghe được nhiều rales rít rales ngáy, giảm thông khí phế nang.
  • Ống nội khí quản bị rớt ra ngoài hoặc tụt sâu vào bên trong
  • Rối loạn mạch, nhiệt, huyết áp trong suốt thời gian gây mê, được phát hiện nhờ vào hệ thống máy theo dõi và được xử trí tùy theo từng nguyên nhân.

Để đảm bảo quá trình gây mê phẫu thuật có thể hạn chế được biến chứng, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung