Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Hướng dẫn cách giao tiếp với trẻ tự kỷ

08/10/2020
Hướng dẫn cách giao tiếp với trẻ tự kỷ

Người dạy trẻ phải hiểu cách trẻ tự kỷ giao tiếp mà từ đó có những cách giúp trẻ có giao tiếp phù hợp. Để trẻ có đáp ứng giao tiếp cần phải

1. Những khó khăn trong giao tiếp với trẻ tự kỷ

Cần nhận biết những khó khăn cơ bản trong giao tiếp của trẻ tự kỷ, vì trẻ thường có những biểu hiện như:

  • Kém định hướng tới các kích thích xã hội, không chuyển sự chú ý giữa người và đồ vật, không chia sẻ cảm xúc tích cực, không lôi cuốn sự chú ý của người khác tới đồ vật, sợ hãi, không thích nghi, làm giảm tương tác xã hội.
  • Không dùng điệu bộ, cử chỉ thông thường;
  • Chậm nói hoặc chỉ nói các từ đơn, cụm từ, nhại lời, không sử dụng ngôn ngữ mang tính giao tiếp; không hiểu nghĩa bóng của câu nói
  • Hiểu lời thường chậm, ảnh hưởng tới phát triển nhận thức
  • Giảm sự chú ý đến xung quanh, chỉ chú ý tới những gì trẻ thích
  • Tăng động: không ngồi yên, kém kiềm chế, đòi gì muốn có ngay, chống đối, cơn hờn giận la khóc, hành vi kích động... gây hhó khăn cho việc dạy trẻ học.

Người dạy trẻ phải hiểu cách trẻ Tự kỷ giao tiếp mà từ đó có những cách giúp trẻ có giao tiếp phù hợp. Để trẻ có đáp ứng giao tiếp cần phải:

  • Lập danh mục thứ trẻ thích và theo sự dẫn dắt của trẻ
  • Gọi tên những thứ trẻ muốn hoặc trẻ nhìn thấy.
  • Đưa cho trẻ ảnh, biểu tượng, ký hiệu cái mà trẻ muốn.
  • Cho trẻ cơ hội lựa chọn
  • Khen trẻ khi trẻ có bất kỳ một dấu hiệu giao tiếp
  • Tạo ra những cơ hội cho trẻ giao tiếp trong khi trẻ đi học, chơi với trẻ khác

Người dạy trẻ cần phải hiểu trẻ:

  • Biết được khả năng nhận thức của trẻ để dạy trẻ phù hợp với mức độ phát triển, ví dụ trẻ 3 tuổi nhưng khả năng nhận biết chỉ bằng trẻ 2 tuổi thì chỉ áp dụng bài dạy cho trẻ 2 tuổi.
  • Biết được mức độ phát triển giao tiếp của trẻ để chọn cách dạy thích hợp
  • Biết trẻ thích gì: đồ ăn uống, đồ chơi, hoạt động nào trẻ thích để tạo ra nhu cầu giao tiếp và lấy đó để khuyến khích trẻ làm một việc.
  • Trẻ Tự kỷ thường có khả năng học bằng thị giác, trí nhớ không gian tốt, do vậy nên sử dụng công cụ bằng nhìn để dạy trẻ.

2. Các cách tăng cường giao tiếp với trẻ tự kỷ

  • Gọi tên trẻ thường xuyên, luôn nhìn vào Mắt khi nói với trẻ, đưa các đồ chơi ngang tầm Mắt cho trẻ nhìn thấy, có cử chỉ giao tiếp kèm theo để trẻ dễ hiểu và chú ý hơn. Dạy các cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp.
  • Dạy trẻ một thứ phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần để trẻ có thể nhớ được hoặc làm thành thạo dần
  • Hoạt động luân phiên, đến lượt để trẻ biết có người có ta, biết tương tác với người khác
  • Gợi ý bằng cầm tay chỉ việc hoặc bằng lời để tạo điều kiện cho trẻ thực hiện những điều mong muốn
  • Luôn giữ sự vui vẻ liên tục để gây hứng thú thì trẻ mới duy trì sự chú ý và muốn tiếp tục học và tương tác.

3. Những hoạt động tăng cường sự giao tiếp

  • Cùng luân phiên chơi đồ chơi với trẻ theo những cách khác nhau
  • Trò chơi có người: chơi ú òa, cù lét, trốn tìm, rượt bắt, kéo cưa, nu na nu nống, nhong nhong cưỡi ngựa, đu tay...
  • Giúp trẻ hiểu những gì cha mẹ nói: chỉ nên nói câu ngắn, nói chậm, nhấn mạnh từ chính và chỉ bảo rõ ràng.
  • Giao tiếp bằng tranh: sử dụng hệ thống tranh, biểu tượng phản ánh thực tế để dạy trẻ sử dụng trong giao tiếp, làm theo lịch trình hoặc thứ tự các bước, thể hiện nhu cầu, cơ hội lựa chọn...
  • Dạy trẻ trong công việc hàng ngày: ăn uống, vệ sinh, làm một số việc nhà...
  • Sử dụng âm nhạc
  • Cùng xem sách, đọc sách: kể chuyện theo tranh, kể chuyện lại