Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng

25/10/2020
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng

Trẻ sơ sinh bị mắc phải bệnh viêm mũi họng không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng cần được theo dõi sát sao và có chế độ chăm sóc hợp lý. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng đúng cách.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng

Có một số nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng như do:

Cúm: Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng là bệnh cúm. Khi bé bị cúm sẽ thường có các triệu chứng viêm mũi họng đi kèm với các biểu hiện như là bị chảy nước mũi, Ho khan, ăn không ngon miệng. Thậm chí bé còn có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.

Nhiễm virus: Bé cũng có thể bị bệnh viêm mũi họng nếu nhiễm virut. Các loại virut này lây qua bàn tay, bàn chân hoặc qua miệng của bé. Nếu bé bị viêm mũi họng do virut sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Các đốm đỏ sẽ xuất hiện xung quanh miệng.
  • Bàn tay và bàn chân của bé bị phát ban hoặc cũng có thể phát ban ở mông và các bộ phận khác.
  • Bé bỏ ăn, và ăn không ngon.

Herpangina (tên một bệnh truyền nhiễm): Nguyên nhân phổ biến gây đau họng khác phải kể ra là một bệnh truyền nhiễm Herpangina. Trong trường hợp trẻ bị đau họng do Herpangina gây ra, trẻ sẽ có các triệu chứng phổ biến

  • Những chấm xám và trắng dần xuất hiện bên trong và xung quanh miệng trẻ mỗi lúc một nhiều.
  • Trẻ bị Sốt cao và tiêu chảy
  • Ăn không ngon.
  • Dị ứng bụi.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và cần được phải chăm sóc đặc biệt. Phải tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây Dị ứng như là bụi bặm, các loại bột, gia vị... Dị ứng cũng là một nguyên nhân nhỏ có thể gây ra bệnh viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, sử dụng quạt hoặc điều hòa không đúng cách cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh.  Nằm lâu trong phòng điều hòa khiến hệ hô hấp của trẻ yếu đi, dẫn đến viêm họng.

2. Trẻ sơ sinh bị Viêm họng có triệu chứng gì?

Một số triệu chứng đau họng phổ biến mà các mẹ cần biết:

  • Bé khóc nhiều, quấy nhiều đặc biệt khi đang ăn: Một trong những dấu hiệu rất phổ biến nhất là trẻ khóc nhiều khi bú. Trẻ khó chịu, kèm theo cảm giác đau khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt.
  • Cổ họng sưng đỏ: Khi trẻ bị viêm mũi họng thì cổ họng thường bị sưng đỏ. Cha mẹ cần rửa tay sạch trước khi chạm vào miệng của trẻ xem khám. Tốt nhất, cha mẹ hãy cho trẻ đến bác sĩ để được khám thay vì tự cố gắng tự xem họng cho con.
  • Bé bực bội, khó chịu và bồn chồn: Khi bé bị viêm mũi họng sẽ luôn cảm thấy khó chịu và bực tức trong người. Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do khiến cho bé không thoải mái như buồn ngủ, đói hoặc các bệnh khác.
  • Sốt: Phần lớn trường hợp viêm mũi họng, ngay cả ở người lớn thường dẫn đến sốt. Cha mẹ cần theo dõi bé cẩn thận bởi vì sốt có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé.
  • Nôn mửa và bị tiêu chảy: Do hệ miễn dịch của bé còn yếu, bệnh viêm mũi họng có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
  • Ho: Ho thường xuyên cũng là dấu hiệu và triệu chứng đau họng ở trẻ sơ sinh. Bé có thể ho khan hoặc là Ho có đờm tùy theo tình trạng của bệnh viêm mũi họng.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng  - ảnh 1

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng

Nếu bé sốt dưới 38,5 độ, mẹ cần dùng khăn ấm lau người đặc biệt là vùng bẹn và vùng nách để hạ sốt cho con. Đối với trẻ sơ sinh sốt trên 38,5 độ, bé trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé đau quá mà bú ít, mẹ nên giảm lượng sữa mỗi lần bú lại và tăng cữ bú. Nếu bé đang tuổi ăn dặm, thức ăn cho bé cần nghiền nhỏ, nấu loãng hơn để bé dễ nuốt hơn. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, dễ ăn và dễ hấp thụ.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng  - ảnh 2

Viêm họng thường kéo dài từ vài ngày cho đến một tuần. Để bé nhanh hồi phục, cha mẹ cần đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho con. Giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là phần đầu, mũi họng, chân tay. Phòng nghỉ của trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ vừa phải.

Thông thường, trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ khỏi sau một tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện một trong các biểu hiện sau, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

  • Sốt cao kéo dài trên 5-6 ngày
  • Khó thở
  • Không chịu bú mẹ
  • Phát ban
  • Mệt mỏi và kiệt sức

Viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh là loại bệnh chiếm tỷ lệ hàng đầu ở trẻ nhỏ. Vì vậy, khi trẻ bị nhiễm bệnh, cha mẹ nên chú ý chăm sóc bé cẩn thận, để bé mau khỏe mạnh.

4. Cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và dẫn đến viêm họng. Bởi vậy cha mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo chất liệu thông thoáng dễ thấm mồ hôi.

Sau khi trẻ hoạt động, chạy nhảy đổ mồ hôi, không nên cho trẻ tắm ngay. Khi tắm cũng không nên tắm quá lâu.

Khi trẻ ngủ, không nên bật quạt trực tiếp vào vùng đầu, mặt của trẻ. Nên để quạt hướng vào tường, phía dưới chân của trẻ hoặc để chế độ quay nhẹ. Tránh để bé nằm ngủ ở gần cửa sổ để tránh gió lạnh lùa vào.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp