Mục lục:

Kháng thể là gì? Vai trò và sự hình thành kháng thể

Khi các vi khuẩn và virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, kháng thể sẽ chống lại chúng. Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 vai trò chính là liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Kháng thể là gì?

Khi sinh vật xâm nhập vào cơ thể con người thì cơ thể sẽ nhận biết được sự xâm nhập này và sản xuất ra những chất gọi là kháng thể (antibody). Kháng thể này tiêu diệt vi khuẩn có hại, và bảo vệ cơ thể. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.

2. Có mấy loại kháng thể?

Có 5 loại kháng thể như sau:

IgG: Là kháng thể phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô. IgG xuyên qua nhau thai, bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển.

IgA: Chiếm khoảng 15 – 20% trong máu, trong sữa non, nước Mắt và nước miếng nước bọt. Khi IgA được được tiết ra ở đâu thì chúng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.

IgM: Là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. Kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu, giúp tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể.

IgE: Chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng.

IgD: Chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu, vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.

Kháng thể là gì? Vai trò và sự hình thành kháng thể - ảnh 1
Có 5 loại kháng thể trong máu

3. Sự hình thành kháng thể

Việc hình thành kháng thể là một quá trình rất phức tạp qua nhiều giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn cân bằng

Trong thời gian này các kháng nguyên cân bằng giữa mạch máu và ngoài mạch máu bằng cách khuếch tán. Đó thường là một quá trình nhanh chóng. Từ khi kháng nguyên không còn khuếch tán nữa, thì giai đoạn này mất đi.

  • Giai đoạn chuyển hóa phân rã

Trong giai đoạn này các tế bào và các enzym của cơ thể chuyển hóa kháng nguyên. Hầu hết các kháng nguyên bị các đại thực bào và tế bào thực bào khác bắt giữ. Thời gian dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào các chất sinh miễn dịch và cơ thể chủ.

  • Giai đoạn loại bỏ miễn dịch

Trong giai đoạn này, kháng thể vừa được tổng hợp sẽ kết hợp với các kháng nguyên và tạo thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể, sau đó chúng bị thực bào và bị thoái hóa. Kháng thể tồn tại trong Huyết thanh sau khi giai đoạn loại bỏ miễn dịch hoàn thành.

4. Vai trò của kháng thể Kháng thể là gì? Vai trò và sự hình thành kháng thể - ảnh 2

Vai trò chính của kháng thể là liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch

Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 vai trò chính là liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.

4.1. Liên kết với kháng nguyên

Các Globulin miễn dịch có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ các vùng biến đổi. Trong phản ứng chống độc tố vi khuẩn, kháng thể gắn và qua đó trung hòa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố này lên các thụ thể trên bề mặt của tế bào, vì vậy, các tế bào của cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra.

Một số loại virus, vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là các adhesive, còn virus sử dụng các protein cố định trên lớp vỏ ngoài để bám vào các tế bào của cơ thể. Các kháng thể kháng các phân tử bám dính adhesive của vi khuẩn và các kháng thể kháng protein capside của virus sẽ ngăn chặn chúng gắn vào các tế bào đích.

4.2. Hoạt hóa bổ thể

Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là sự hoạt hóa dòng thác bổ thể. Bổ thể là một tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng các cách:

  • Đục các lỗ thủng trên vi khuẩn.
  • Tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào.
  • Thanh thải các phức hợp miễn dịch.
  • Phóng thích các phân tử hóa hướng động.

4.3. Huy động các tế bào miễn dịch

Sau khi gắn vào kháng nguyên ở đầu biến đổi, kháng thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định. Những tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Bằng cách này, các kháng thể có khả năng gắn với một vi khuẩn với một đại thực bào và kích hoạt hiện tượng thực bào. Các tế bào lympho giết tự nhiên có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn hoặc tế bào ung thư đã bị gắn kết bởi các kháng thể.

5. Bổ sung kháng thể cho cơ thể bằng đường ăn uống

Muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta cần bổ sung đầy đủ rất nhiều yếu tố như: Chất dinh dưỡng, đạm, chất béo, vitamin và nhiều khoáng chất khác, ... Và đặc biệt là cần bổ sung nhiều kháng thể để tăng cường khả năng nhận biết và tiêu diệt vi khuẩn cho cơ thể.

Để bổ sung kháng thể cho cơ thể nên sử dụng một số sản phẩm như: Sữa non, Mật ong, vì trong sữa non có thành phần IgG, IgA, IgM...rất quan trọng, giúp tăng sức đề kháng. Mật ong có tính kháng khuẩn giúp làm đẹp, chữa ho, bệnh dạ dày hiệu quả.

 

6. Những đối tượng và thời điểm nào nên Xét nghiệm kháng thể Covid-19

 

Bạn muốn thực hiện Xét nghiệm kháng thể nhưng băn khoăn không biết thời điểm nào là thích hợp và những ai nên thực hiện xét nghiệm. Dưới đây là những chia sẻ chi tiết nhất của chúng tôi.

 

Dưới đây là một số đối tượng nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra lượng kháng thể Covid-19 trong cơ thể.

 

Đối tượng đang nghi ngờ bị nhiễm SARS-CoV-2 cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc xem bản thân có nhiễm bệnh hay không.

 

Đối tượng đã tiêm đủ hai mũi vắc xin Covid-19, xét nghiệm kiểm tra chỉ số kháng thể.
Người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 và kiểm tra xem cơ thể có kháng thể hay không.
Đối tượng chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 thực hiện xét nghiệm để biết mình đã bị bệnh chưa, có cần tiêm vắc xin hay không.

 

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung