Mục lục:

Kỹ thuật Rạch chích mủ màng nhĩ chữa viêm tai giữa

Kỹ thuật chích mủ viêm tai giữa được cân nhắc khi trẻ bị viêm tai giữa có tình trạng ứ mủ cấp cần được dẫn lưu gấp ra ngoài để nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Chích mủ viêm tai giữa không những giúp làm giảm áp lực mà còn hạn chế biến chứng màng nhĩ tự thủng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắc phải căn bệnh này, trẻ sẽ có một số biểu hiện như: Sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ, hay lắc đầu, dụi tay vào tai, thậm chí là co giật...Bệnh Viêm tai giữa ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sau khoảng 2 - 3 ngày có thể chuyển sang giai đoạn Viêm tai giữa có mủ, vỡ mủ, gây biến chứng thủng màng nhĩ, chảy mủ ra ngoài lỗ tai....

Viêm tai giữa có mủ là thể viêm tai giữa thường gặp ở trẻ gồm 2 giai đoạn là ứ mủ và vỡ mủ thường do viêm vùng mũi học, viêm amidan hoặc tắc vòi tai.Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ sẽ có biểu hiện như: Sốt, ho, chảy mũi kèm rối loạn tiêu hóa, đau tai, quấy khóc,bỏ bú, bỏ ăn. Đến giai đoạn vỡ mủ, các triệu chứng của viêm tai giữa chảy mủ sẽ giảm đi, trẻ sẽ giảm sốt, giảm đau tai và bắt đầu có dịch chảy ra ở tai màu vàng chanh và đục nhầy.

Sau khi chẩn đoán trẻ bị viêm tai giữa có mủ, bác sĩ có thể sẽ gợi ý một vài biện pháp giảm đau cho trẻ như sử dụng thuốc giảm đau, túi chườm ấm... Phác đồ điều trị viêm tai giữa chảy mủ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và một số yếu tố như độ tuổi, các triệu chứng và tình trạng bệnh ở trẻ.

Thông thường, khi trẻ bị viêm tai giữa có mủ thì việc chích mủ viêm tai giữa sẽ được cân nhắc để có thể dẫn lưu mủ ra ngoài tai, giúp làm giảm áp lực trong khoang tai giữa của trẻ. Sau khi thực hiện chích mủ viêm tai giữa thì sẽ điều trị toàn thân như trong giai đoạn sung huyết.

Kỹ thuật chích mủ viêm tai giữa được cân nhắc khi trẻ bị viêm tai giữa có tình trạng ứ mủ cấp cần được dẫn lưu gấp ra ngoài để nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Chích mủ viêm tai giữa không những giúp làm giảm áp lực mà còn hạn chế biến chứng màng nhĩ tự thủng.

Kỹ thuật chích mủ viêm tai giữa dễ thực hiện, an toàn và không gây biến chứng, trẻ bị viêm tai giữa nếu được chích mủ sớm và điều trị kết hợp tốt thì bệnh có xu hướng khỏi trong thời gian ngắn khoảng 2 tuần, thính lực của trẻ được đảm bảo.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung