1. Điều gì xảy ra với Não bộ của trẻ khi bạn mất bình tĩnh?
Vùng thùy thái dương của Não bộ được biết đảm nhận trách nhiệm kiểm soát sự phán đoán và hành vi cư xử xã hội của trẻ. Những bằng chứng từ các nghiên cứu của TS. Wen, ĐH Quốc Gia Singapore và TS. Edwards, ĐH Oxford cho biết: sự quản lý kém về cảm xúc và hành vi của cha mẹ trong nuôi dưỡng con cái có thể dẫn đến sự mất đối xứng sự tương tác trong vùng này. Hơn nữa, TS. Poole, ĐH McMaster, Canada còn cho biết thêm sự mất đối xứng vùng này về phía bên phải có thể ảnh hưởng sự tự tin của trẻ ở độ tuổi đi học và khi lớn.
2. Làm gì để hạn chế sự mất bình tĩnh?
2.1. Dừng suy nghĩ "mình là siêu nhân"
Chúng ta đôi lúc cần chia sẻ với những người xung quanh. Bạn có thể phân chia cách đáp ứng với trẻ cùng chồng và ngược lại. Nên nhớ, khi bạn mất bình tĩnh, mọi việc bạn làm đều vô nghĩa, thậm chí có hại. Tốt nhất cứ để người khác kiểm soát cho bạn trước khi bạn bình tĩnh lại.
2.2. Đừng so sánh với những người khác, với con cái của họ.
Bớt so sánh là cách bạn tập trung vào chăm sóc con của bạn, và lấy trẻ là trung tâm vì mỗi đứa trẻ là khác nhau. Đừng so sánh cân nặng, chiều cao hay tại sao con tôi ăn ít vậy... Tốt hơn là quan sát và hiểu nhu cầu của con bạn. Đó là cách tốt nhất và ít áp lực nhất.
3.2. Suy nghĩ và thở trước khi hành động.
Lí do làm điều này giúp bạn làm chậm lại quy trình, điều này giúp kích hoạt hệ thống đánh giá thứ 2 của não bộ. Hệ thống này từng được đề cập bởi GS. Kahneman, Nhà Tâm lý học, Kinh Tế học và Người từng đoạt giải Nobel Kinh Tế năm 2002. Hệ thống này đến chậm hơn, nhưng đó là con đường đáp ứng tích cực. Theo GS. Kahneman tất cả chúng ta đều có 2 hệ thống trong tư duy. Hệ thống nhanh, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức. Trong đó, hệ thống nghĩ chậm đòi hỏi logic, tính toán và ý thức, nhưng lại ít được sử dụng hơn.
4.2. Khi răn đe, chỉ nên áp dụng các hình thức răn đe được khuyên.
Đây là 3 dạng răn đe được khuyên, bạn có thể tham khảo: https://cnfzone.com/wp-content/uploads/2018/11/A.pdf
Răn đe là công cụ để ngăn hành vi của trẻ, chứ không phải thời gian tranh cãi hay giải thích với trẻ. Do đó, chỉ áp dụng với thái độ nghiêm nghị và đừng tranh cãi hay giáo dục gì trong lúc này. Việc giáo dục sẽ làm sau đó, trong 24 giờ sau răn đe là được khuyên.
Chú ý:
Wen, D., Soe, N., Sim, L. et al. Infant frontal EEG asymmetry in relation with postnatal maternal depression and parenting behavior. Transl Psychiatry 7, e1057 (2017).
Poole, K.L., Santesso, D.L., Van Lieshout, R.J. et al. Frontal Brain Asymmetry and the Trajectory of Shyness Across the Early School Years. J Abnorm Child Psychol 47, 1253–1263 (2019).
Edwards, J. (2020) Offspring of mothers with depression show asymmetric frontal brain activity. ACAMH.
Kahneman, D. (2011) Thinking, Fast And Slow. New York : Farrar, Straus And Giroux.