Mục lục:

Nên tiêm vắc-xin sởi đơn hay vắc-xin phối hợp (sởi - quai bị - rubella)?

Hiện nay vắc-xin phòng bệnh sởi có hai dạng là vắc-xin sởi đơn và vắc-xin phối hợp sởi - quai bị - rubella. Cả hai loại đều có tác dụng phòng ngừa bị sởi hiệu quả, dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Vậy vắc-xin sởi quai bị rubella (MMR) tiêm khi nào?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Sự khác nhau giữa vắc-xin Sởi đơn và Sởi – quai bị – Rubella

Cả hai loại vắc xin sởi đơn và sởi phối hợp quai bị - Rubella đều có tác dụng phòng chống bệnh sởi hiệu quả, có thể tiêm cho cả trẻ em lẫn người lớn. Khả năng bảo vệ của vắc xin sởi có thể lên đến 99,7% nếu được Tiêm chủng đủ liều và đúng theo lịch tiêm khuyến cáo.

Dưới đây là sự khác nhau đối với một số đặc điểm giữa vắc xin sởi đơn và vắc xin sởi -quai bị - rubella MMR:

Nên tiêm vắc-xin sởi đơn hay vắc-xin phối hợp (sởi - quai bị - rubella)? - ảnh 1
Sự khác nhau đối với một số đặc điểm giữa vắc-xin sởi đơn và vắc-xin sởi quai bị rubella MMR

Sự khác nhau đối với một số đặc điểm giữa vắc xin sởi đơn và vắc xin sởi quai bị rubella MMR

2. Vắc-xin sởi tiêm khi nào?

Đối với tiêm vắc xin sởi đơn trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, việc áp dụng lịch Tiêm chủng do Bộ Y tế phê duyệt như sau:

  • Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi đầu tiên khi trẻ được 9 tháng tuổi. Đến khi trẻ được 12-15 tháng tuổi thì sẽ được tiêm mũi vắc xin phối hợp ngừa sởi-quai bị-rubella
  • Trong tiêm chủng chiến dịch: Cần thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả những đối tượng có nguy cơ trong phạm vi của chiến dịch.

Tuy nhiên, phụ huynh cũng có thể cho trẻ tiêm vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella (MMR) thay cho vắc xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng ở tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Vắc xin sởi tiêm chủng dịch vụ được bào chế dưới dạng kết hợp với vắc xin phòng quai bị và rubella (Vắc xin sởi 3 trong 1), được chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất:

  • Mũi thứ nhất tiêm cho trẻ vào tháng thứ 12 - 15.
  • Tiêm nhắc lại một mũi lúc trẻ được 4-6 tuổi.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn vắc xin MMR thì phụ huynh cũng cần lưu ý đảm bảo tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch tất cả các mũi vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ hai bởi vì đa phần các trường hợp sau tiêm mũi thứ nhất sẽ chưa có đáp ứng miễn dịch, cần sớm được tiêm mũi thứ hai để đảm bảo hiệu quả phòng chống nguy cơ bị sởi.

Nên tiêm vắc-xin sởi đơn hay vắc-xin phối hợp (sởi - quai bị - rubella)? - ảnh 2
Vắc-xin MMR là loại vắc-xin 3 trong 1, phòng được bệnh sởi, quai bị và rubella

3. Tiêm vắc-xin sởi đơn và sởi - quai bị - rubella có bị phản ứng không?

Hiện tượng trẻ em bị Sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin sởi nói chung cũng như các loại vắc xin khác nói riêng là phản ứng bình thường của cơ thể.

Các loại vắc xin phòng bệnh, kể cả vắc xin sởi đều đã được kiểm chứng, đánh giá là an toàn và rất cần thiết cho trẻ em. Theo thống kê báo cáo về các phản ứng phụ sau khi tiêm, người được tiêm phòng vắc xin sởi có khả năng sẽ bị Sốt nhẹ (5-15%), phát ban (5%), có hiện tượng sưng, nóng, đỏ đau (phản ứng viêm) tại chỗ tiêm... Hầu hết các trường hợp đều rất nhẹ và sẽ tự hết trong khoảng từ 1 - 2 ngày sau tiêm mà không cần phải can thiệp điều trị. Những phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng vắc xin sởi là rất hiếm gặp.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, phụ huynh nên lựa chọn thực hiện các trung tâm, cơ sở tiêm chủng uy tín: Có nguồn gốc vắc xin chất lượng và được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, có tiến hành kiểm tra sức khỏe sàng lọc trước tiêm, có khu vực theo dõi sau tiêm thoáng mát... Sau tiêm, các cán bộ y tế sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bé trong vòng 30 phút để xem liệu có phản ứng nào bất thường không, để từ đó có biện pháp xử trí phù hợp và kịp thời.

Bên cạnh đó, phụ huynh cần chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của con em mình như: Bệnh đang mắc phải, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, đặc điểm dị ứng, nhất là khi trẻ đã từng có phản ứng mạnh với các lần tiêm chủng trước đó, chẳng hạn như sốt cao, phát ban, sưng nề tại vùng tiêm... Theo đó, cán bộ tiêm chủng sẽ có quyết định phù hợp hơn để hạn chế nguy cơ xảy ra những phản ứng không mong muốn.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung