1. Khi nào cần chụp X-quang xương gót
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau ở vùng xương gót, việc chẩn đoán chính xác và kịp thời các bệnh lý giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm sau này. Trong quá trình chẩn đoán, bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang xương gót khi gặp các biểu hiện như:
- Nghi ngờ Gãy xương
- Vùng gần gót chân sưng tấy, đau dữ dội
- Sốt, vùng xương gót và gót đau âm ỉ, tê bì hoặc Ngứa ran
- Bệnh nhân gặp khó khăn trong đi lại
- Khó khăn trong việc cử động bàn chân gập xuống hoặc khi đứng phải nhón chân
Bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang xương gót khi khó khăn trong việc gập bàn chân
2. Cần chuẩn bị gì khi chụp X-quang xương gót thẳng
Để quy trình chụp X-quang xương gót thẳng diễn ra đúng kỹ thuật và mang lại kết quả chính xác cần chuẩn bị như sau:
2.1 Người thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa
- Nhân viên điện quang
2.2 Phương tiện
- Máy X-quang chuyên dụng
- Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ
- Dụng cụ che chắn phù hợp
- Phiếu chỉ định chụp X-quang và phiếu kết quả cho bệnh nhân
2.3 Người bệnh
- Khi tiến hành chụp X-quang xương gót thẳng hoặc bất kỳ loại X-quang nào bệnh nhân nên khai báo chính xác tình trạng của mình. Ví dụ như đang có thai hay không để nhân viên ý tế có phương án xử trí phù hợp.
- Nên tháo bỏ trang sức, vật dụng kim loại vùng gần xương gót nếu có ảnh hưởng đến kỹ thuật.
- Chuẩn bị Tâm lý sẵn sàng, ghi nhớ lời dặn của bác sĩ cũng như nhân viên y tế.
Người bệnh ghi nhớ lời dặn bác sĩ và chuẩn bị tâm lý trước khi chụp
3. Quy trình chụp X-quang xương gót thẳng
- Nhân viên y tế nhận phiếu chỉ định từ bệnh nhân, hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ quy trình chụp X-quang xương gót thẳng.
- Điều chỉnh bàn chụp, bóng cách phim 1m.
- Bệnh nhân được hướng dẫn ngồi hoặc nằm trên bàn chụp với xương gót chân bị đau tiếp xúc sát phim, bàn chân dựng đứng, khớp sên chày nằm ngay trung tâm phim. Điều chỉnh bàn chân để lòng bàn chân thẳng góc với mặt phim.
- Điều chỉnh tia trung tâm: Tia trung tâm chếch 1 góc 40 độ, tia sẽ đi vào lòng bàn chân nơi đầu gần xương bàn chân thứ 5 và xuyên ra ngoài đáy của khớp xương cổ chân.
- Phim chụp được dán chữ (T) hoặc (F) tương ứng với chân trái hoặc phải chụp X-quang gót thẳng.
- Nhân viên y tế nhập thông tin bệnh nhân vào hệ thống và chọn chương trình phù hợp trên máy.
- Điều chỉnh yếu tố kỹ thuật (50kv, 20mAs).
- Trong quá trình thực hiện chụp X-quang gót thẳng bệnh nhân được yêu cầu phải giữ nguyên tư thế.
- Sau khi chụp bệnh nhân được hướng dẫn ra phòng chờ kết quả.
- Kỹ thuật viên tiến hành điều chỉnh độ tương phản, kiểm tra sự cân đối các hình ảnh trên phim, in phim và đối chiếu với phim đạt yêu cầu.
Bệnh nhân phối hợp với kỹ thuật viên và nhân viên y tế để thực hiện chụp x-quang xương gót thẳng
4. Nhận định kết quả chụp X-quang xương gót thẳng
- Tiêu chuẩn phim: Phim đạt tiêu chuẩn là phim cho thấy rõ phần sau xương gót, hình xương gót không bị ngắn lại.
- Chất lượng tia: Độ nét, độ tương phản rõ ràng, tia chụp cho thấy rõ vân xương, bè xương và bóng phần mềm.
- Phim có đầy đủ thông tin bệnh nhân, kí hiệu (T) (F), ngày tháng năm chụp.
- Bác sĩ chuyên khoa đọc tổn thương xương gót cho bệnh nhân, mô Tả và in kết quả.
- Sau khi nhận phiếu kết quả, bác sĩ khám trực tiếp sẽ đọc phim và tư vấn chuyên môn cho người bệnh.
5. Tai biến và xử trí trong chụp X-quang gót chân thẳng
- Thông thường chụp X-quang gót chân thẳng không có tai biến
- Một số trường hợp sai sót phải thực hiện lại như: Người bệnh không giữ nguyên tư thế xương gót trong quá trình chụp, xương gót không bộc lộ rõ hình ảnh,...