Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Quy trình điều trị hiếm muộn tại IVF 16A Hà Đông

06/10/2022
Quy trình điều trị hiếm muộn tại IVF 16A Hà Đông

Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản và hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đông Đô (IVF Đông Đô) đã và đang đồng hành cùng nhiều cặp đôi vô sinh, hiếm muộn trong hành trình hiện thực hoá ước mơ làm cha, làm mẹ.

Dựa trên tình trạng của bệnh nhân và nhiều yếu tố khách quan khác, các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản thích hợp sẽ được chỉ định và kết hợp sử dụng trong từng phác đồ cụ thể. Về cơ bản, quy trình điều trị vô sinh, hiếm muộn tại IVF 16A Hà Đông bao gồm những bước chính sau:

Bước 1: Khám, tư vấn, thực hiện các xét nghiệm cơ bản

– Buổi hẹn đầu tiên được sắp xếp vào ngày thứ 2, ngày thứ 3 chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau sạch kinh 2-5 ngày của người vợ (bệnh nhân nữ).

– Trước khi thăm khám, người chồng (bệnh nhân nam) cần kiêng giao hợp từ 2 – 5 ngày.

– Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm nội tiết, siêu âm, chụp tử cung- vòi trứng (đối với nữ) và tinh dịch đồ (đối với nam) để xác định tình trạng bệnh và nguyên nhân gây vô sinh.

Bước 2: Đưa ra phác đồ điều trị

Sau khi thăm khám cho các cặp vợ chồng, đánh giá được tình trạng bệnh cũng như bất thường, tìm được nguyên nhân gây vô sinh, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân (kích trứng làm IVF, IUI hoặc theo dõi nang noãn tự nhiên).

Bước 3: Siêu âm theo dõi nang noãn

Bệnh nhân sẽ được siêu âm vào các ngày hẹn khám cũng như theo dõi sự thay đổi của các chỉ số nội tiết để theo dõi sự phát triển của nang noãn (có thể điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết), từ đó hẹn lịch khám lại và điều chỉnh thuốc.

Bước 4: Tiêm rụng hoặc theo dõi đỉnh rụng trứng tự nhiên để làm IVF hoặc IUI

Khi siêu âm thấy nang noãn đã đủ kích thước thì các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiêm rụng bằng mũi HCG (đối với kỹ thuật IUI hoặc IVF) hoặc theo dõi đỉnh rụng trứng tự nhiên (IUI ), từ đó hẹn bệnh nhân ngày chọc trứng ( IVF) hoặc ngày bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Tinh trùng của người chồng sẽ được lấy cùng thời điểm chọc trứng hay ngày có lịch bơm của vợ.

Bước 4B: Tạo phôi và chuyển phôi

– Đối với bệnh nhân làm thụ tinh ống nghiệm IVF thì sau khi chọc trứng và lấy được tinh trùng từ người chồng, các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn để tạo phôi. Các phôi này sẽ được nuôi trong môi trường ống nghiệm đặc biệt và được theo dõi chặt chẽ bởi các chuyên viên phôi học giàu kinh nghiệm cùng hệ thống tủ nuôi cấy hiện đại, đảm bảo các điều kiện phát triển hoàn hảo như trong bụng mẹ cho phôi.

– Trước khi chuyển phôi, các kỹ thuật sàng lọc và chẩn đoán di truyền tiền làm tổ có thể được thực hiện tùy theo tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân. Sàng lọc và chẩn đoán di truyền tiền làm tổ giúp phát hiện và loại bỏ những phôi có bất thường nhiễm sắc thể, qua đó đảm bảo chất lượng phôi và số phôi được chuyển, tránh nguy cơ đa thai cũng như tình trạng ngừng thai kỳ do các dị tật di truyền của thai nhi.

– Để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi, trong thời gian này, người vợ sẽ được dùng thuốc để hỗ trợ niêm mạc và nội tiết đạt đến điều kiện lý tưởng cho phôi làm tổ. Nếu phôi được chuyển ngay sau khi tạo phôi thì gọi là chuyển phôi tươi. Trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện sức khoẻ để chuyển phôi tươi thì toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông lại và người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào chu kỳ tiếp theo.

Bước 5: Bổ sung nội tiết

Đối với bất kỳ bệnh nhân làm thụ tinh ống nghiệm IVF hay bơm tinh trùng ( IUI ) thì việc bổ sung nội tiết tố progesterone đều rất cần thiết trong phác đồ điều trị,

Bước 6 : Thử Beta HCG

Bệnh nhân sẽ được hẹn ngày thử máu Beta HCG để xem liệu mình có thai hay không?

– Thường với phác đồ bơm tinh trùng IUI hoặc chuyển phôi ngày 3 thì sẽ thử Beta HCG vào ngày thứ 14 sau bơm. Còn với bệnh nhân chuyển phôi ngày 5 thì ngày thử máu Beta HCG sẽ là ngày 10 sau chuyển phôi.

– Nếu nồng độ beta HCG ở mức > 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào mỗi người.

– Trong trường hợp chưa có thai nhưng còn phôi trữ, bác sĩ sẽ tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung người vợ ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần phải thực hiện lại các bước kích thích trứng, chọc hút trứng.

Giáo sư Nguyễn Đình Tảo là một trong những Chuyên gia trong lĩnh vực điều trị Hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Đình Tảo Trực tiếp khám từ ban đầu và đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất cho mỗi bệnh nhân. Hiện tại Giáo sư Nguyễn Đình Tảo đang có lịch khám từ Thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần tại Trung Tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện 16A Hà Đông

Đặc biệt, với thế mạnh cá nhân hoá phác đồ điều trị Giáo sư Nguyễn Đình Tảo đem lại may mắn, thành công cho hàng ngàn gia đình mong con. Điều trị thành công cho nhiều ca hiếm muộn khó, giữ thai thành công nhiều trường hợp sảy, lưu thai liên tiếp...