Quy trình xét nghiệm huyết học co cục máu đông

Xét nghiệm co cục máu đông là một trong những xét nghiệm đông - cầm máu, được chỉ định khi có các vấn đề chảy máu bất thường. Máu chảy trong cơ thể sẽ ở dạng lỏng. Khi máu ra khỏi thành mạch sẽ bị đông, chuyển sang dạng rắn
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Nguyên lý Xét nghiệm co cục máu đông

Quá trình đông máu là quá trình hình thành sợi huyết. Sau đó sợi huyết sẽ co lại, tạo nên sự co cục máu đông. Mức độ co của cục máu đông phụ thuộc vào vào vai trò của tiểu cầu, lượng Fibrinogen, hematocrit và yếu tố XIIIàTạo vết thủng mạch máu và đo thời gian cầm máu.

Xét nghiệm co cục máu đông là một trong những Xét nghiệm đông - cầm máu, được chỉ định khi có các vấn đề chảy máu bất thường

2. Quy trình xét nghiệm co cục máu đông

Dụng cụ cần thiết để thực hiện xét nghiệm bao gồm:

  • Bộ dụng cụ lấy máu tĩnh mạch
  • Bình cách thủy 37 độ C
  • 2 Ống nghiệm sạch được sát khuẩn bằng nước muối sinh lý

Quy trình lấy máu xét nghiệm:

  • Buộc garo vùng lấy máu
  • Sát khuẩn vùng lấy máu
  • Dùng kim chích lấy 3ml máu tĩnh mạch không chống đông, chia đều lượng máu đã lấy vào 2 ống nghiệm đã chuẩn bị sẵn
  • Để 2 ống nghiệm vào bình cách thủy 37 độ C
  • Thu kết quả sau 2 - 4 giờ.

3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm co cục máu đông

Kết quả xét nghiệm sẽ thể hiện mức độ co cục máu đông. Tùy theo từng mức độ khác nhau mà có thể xác định tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể:

  • Cục máu co hoàn toàn: Cục máu có bờ rõ ràng, không có hồng cầu tự do, phần Huyết thanh còn lại chiếm khoảng 50 - 60% thể tích máu ban đầu. Kết quả co cục máu hoàn toàn phản ánh tình trạng bình thường cả về số lượng và chất lượng của fibrinogen và tiểu cầu.
  • Cục máu co gần hoàn toàn: Có thể có hoặc không có hồng cầu tự do, phần Huyết thanh còn lại chiếm khoảng 40 - 50% thể tích máu ban đầu.
  • Cục máu không co: Phần cục máu không tách riêng rõ ràng so với huyết thanh còn lại hoặc cục máu co nhưng có nhiều hồng cầu tự do trong huyết thanh. Kết quả cục máu không co phản ánh tình trạng bất thường về số lượng tiểu cầu, chất lượng tiểu cầu hoặc các fibrinogen.
  • Cục máu bị nát: Đa số các hồng cầu tự do trong huyết thanh

Mức độ co cục máu đông càng thấp thì mức độ bất thường càng cao.

4. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm co cục máu đông Quy trình xét nghiệm huyết học co cục máu đông - ảnh 1

Bệnh nhân cần thực hiện lấy máu xét nghiệm khi đói
  • Bệnh nhân cần thực hiện lấy máu xét nghiệm khi đói, thời gian lấy máu càng xa bữa ăn càng tốt. Thích hợp nhất là lấy máu buổi sáng, trước khi ăn.
  • Lấy lượng máu phù hợp, đủ thể tích để thực hiện xét nghiệm
  • Nhiệt độ bình cách thủy thực hiện xét nghiệm đạt đúng 37 độ C.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung