Mục lục:

Siêu âm thai nhi 2D nhiều có an toàn không?

Siêu âm thai nhi 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không luôn là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm. Hầu hết phụ nữ mang thai đều cho rằng siêu âm để biết tình trạng sức khỏe hay giới tính của bé mà không hề lo lắng siêu âm có hại gì không. Tuy nhiên có một số rủi ro tiềm ẩn khi siêu âm quá nhiều lần cho phép trong thai kỳ.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Ưu điểm của siêu âm thai Nhi 2D

1.1. Xác định giới tính của bé

Lợi ích đầu tiên của siêu âm thai là xác định giới tính của em bé. Và một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất đó là siêu âm thai nhi 2D.

Ngoài ra còn có nhiều cách khác để xác định giới tính con của bạn, bao gồm Xét nghiệm sàng lọc di truyền không xâm lấn bằng cách lấy mẫu máu của người mẹ.

1.2. Xác định thai song sinh

Các dấu hiệu sinh đôi bao gồm:

  • Thường hay đói bụng
  • Hay bị nghén vào buổi sáng
  • Thai phát triển lớn hơn hoặc nhanh hơn bình thường
  • Khi sờ nắn bên ngoài cảm thấy có tận 2 em bé
  • Cảm thấy thai cử động khỏe mạnh hơn bình thường

Tuy nhiên, một số phụ nữ mang song thai lại không có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên. Siêu âm thai 2D là một trong những cách để xác định song thai, mặc dù không phải lúc nào kết quả cũng chính xác trong tam cá nguyệt đầu tiên bởi vì một trong hai bé sinh đôi có thể ẩn đằng sau bé kia trong tử cung.

1.3. Kiểm tra thai ngoài tử cung

Siêu âm thai nhi 2D sẽ giúp bạn kiểm tra xem thai nhi có nằm ở ngoài tử cung hay không. Các triệu chứng điển hình của thai ngoài tử cung thường rõ ràng hơn trong vòng 8 - 10 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Siêu âm thai nhi 2D nhiều có an toàn không? - ảnh 1
Siêu âm thai nhi 2D có thể giúp xác nhận hoặc loại trừ tình trạng thai ngoài tử cung

Nếu bạn nghĩ rằng mình đang Mang thai ngoài tử cung, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức, vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

1.4. Phát hiện nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo, hay rau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây xuất huyết khi mang thai.

Siêu âm thai 2D có khả năng xác định xem bạn có thể bị Nhau tiền đạo hay không.

Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán Nhau tiền đạo trong thai kỳ đều có thể giải quyết hoàn toàn bằng cách sinh mổ. Các mẹ bầu nếu muốn đảm bảo mọi thứ đều ổn để có thể cảm thấy thư giãn và tự tin bước vào quá trình sinh nở tự nhiên thì có thể kiểm tra bằng cách siêu âm thai nhi 2D.

1.5. Theo dõi nhịp tim thai

Hình thức siêu âm 2D có thể phát hiện các vấn đề về bệnh tim tiềm ẩn trong khoảng thời gian trước tuần thai thứ 20. Một lựa chọn khác cho các bà mẹ để theo dõi nhịp tim của thai nhi là sử dụng thiết bị chọc dò thai nhi. Tuy nhiên, một thiết bị chọc dò thai nhi, tương tự như ống nghe, có thể phát hiện nhịp tim cho đến khi thai được 18 - 20 tuần tuổi, trong khi siêu âm doppler có thể phát hiện nhịp tim tốt nhất trong khoảng tuần thai thứ 12. Cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để tìm thấy nhịp tim của bé bằng máy soi, do đó, việc sử dụng thiết bị này trong quá trình chuyển dạ sẽ khó khăn hơn, đặc biệt khi người mẹ cử động mạnh.

1.6. Liên kết với em bé

Một số bà mẹ muốn nhìn thấy con của mình trong tử cung như một cách để kết nối với con của họ và muốn chắc chắn rằng bé yêu đang phát triển bình thường. Siêu âm thai nhi 2D chính là cách giúp các mẹ thực hiện được điều này.

2. Nhược điểm của siêu âm thai nhi 2D Siêu âm thai nhi 2D nhiều có an toàn không? - ảnh 2

Bác sĩ Sản khoa cũng sẽ kiểm tra tình trạng nhau thai, hình dạng của nhau thai

Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đã tuyên bố rằng hiện tại không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy siêu âm thai nhi 2D có hại cho thai nhi đang phát triển. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy giữa siêu âm thai và dị tật bẩm sinh hay ung thư ở trẻ em hoặc các vấn đề phát triển sau này trong cuộc sống. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp các ảnh hưởng sẽ xảy ra trong tương lai. Vì lý do này, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên thực hiện kiểm tra siêu âm sau khi được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, có một số lo ngại về nhiệt được tạo ra bởi các máy siêu âm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng siêu âm có thể làm nóng mô da của bé quá nhiệt độ an toàn tối đa.

3. Tại sao siêu âm thai 2D trong tuần thai thứ 8 - 12 thường không cần thiết?

Một số bác sĩ yêu cầu siêu âm tại lần khám đầu tiên của bạn để xác nhận tình trạng thai nhi. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế siêu âm thai nhi 2D bằng xét nghiệm mang thai không kê đơn hoặc Xét nghiệm máu; đây là những lựa chọn an toàn hơn và chính xác hơn.

Siêu âm sớm là cách tốt nhất để biết được ngày lâm bồn chính xác nhất và một số nghiên cứu đã chứng minh điều này. Nếu bạn có kinh nguyệt đều đặn, bạn sẽ xác định chắc chắn được ngày thụ thai. Bằng cách này, bạn có thể xác định được ngày lâm bồn thực sự rơi vào tuần thứ 41 hay 42 dựa trên ngày hẹn siêu âm thai ban đầu.

Kỹ thuật viên siêu âm sẽ xem xét và đo các bộ phận cơ thể bé (đầu, mặt, cột sống, bụng, dạ dày, thận và tay chân) để đảm bảo chúng phát triển bình thường và có kích thước phù hợp. Nếu em bé lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với mốc 10 - 14 ngày dự kiến, bạn có thể nhận được thông báo dự sinh (tuy nhiên, ngày lâm bồn này chỉ là dự đoán của bác sĩ). Bác sĩ sản khoa cũng sẽ kiểm tra tình trạng nhau thai, hình dạng của nhau thai, và cả các bất thường của thai nhi nếu có.

4. Làm thế nào để em bé giảm phơi nhiễm với bức xạ siêu âm? 

Bà bầu nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ về ảnh hưởng của bức xạ siêu âm đối với mẹ và bé cũng như cách hạn chế điều này. Dưới đây là một số lời khuyên tham khảo giúp em bé của bạn giảm bớt việc tiếp xúc với sóng siêu âm:
  • Sau khi bạn nghe thấy nhịp tim con lần đầu tiên vào tuần thai thứ 12 với siêu âm Doppler, hãy kiểm tra lại vào tuần 18 hoặc 20 của thai kỳ với thiết bị chọc dò thai nhi. Hoặc để an toàn hơn nữa, bỏ qua siêu âm Doppler và đợi đến giữa tam cá nguyệt thứ hai để nghe nhịp tim của em bé thông qua thiết bị chọc dò thai nhi.
  • Chỉ nên thực hiện siêu âm thai 2D khi được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, thay vì được quét giải phẫu sau 18 - 20 tuần thai, hãy hỏi xem bạn có thể đợi đến tuần thai thứ 22 - 23 không. Bởi vì vào thời điểm đó, em bé đã lớn hơn và kxy thuật viên siêu âm có thể nhìn thấy và kiểm tra tình trạng của bé tốt hơn.
  • Yêu cầu người siêu âm không sử dụng siêu âm doppler để tránh tạo ra xung siêu âm liên tục. Siêu âm Doppler được sử dụng để kiểm tra dây rốn, tuy nhiên bạn có thể từ chối chỉ định này để giảm bức xạ siêu âm cho em bé.
  • Xem xét yêu cầu một kỹ thuật viên siêu âm nhiều kinh nghiệm để có thể thực hiện thật chính xác và hạn chế những thao tác dư thừa.
  • Thực hành các bài tập vận động trước khi sinh để đảm bảo vị trí ngôi thai của bạn luôn trong trạng thái sẵn sàng. Bạn có thể phải cần làm siêu âm trong những tuần cuối của thai kỳ nếu nghi ngờ thai ngôi mông. Hơn nữa, kết quả cân nặng qua siêu âm có thể thiếu gần 0.9kg so với kích thước thật của thai nhi, do đó kích thước bé quá lớn đôi khi thiếu chính xác.
  • Hạn chế siêu âm thai 3D và 4D. Không mua máy theo dõi thai nhi hoặc siêu âm doppler sử dụng tại nhà.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung