Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Sinh mổ sau bao lâu nên có thai? thì tốt cho mẹ và bé

09/09/2020
Sinh mổ sau bao lâu nên có thai? thì tốt cho mẹ và bé

Có rất nhiều bà mẹ băn khoăn, sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được và khi mang thai như vậy thì cần lưu ý những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hỏi: “Thưa bác sĩ, năm nay tôi 26 tuổi. Gia đình tôi vừa có một cháu được 8 tháng, tôi sinh cháu bằng phương pháp mổ đẻ. Chúng tôi dự định có em bé thứ 2 sớm vì chồng tôi năm nay cũng đã 40 tuổi. Vậy sau bao lâu khi sinh em bé đầu tiên tôi có thể có thai lại được để an toàn và tốt cho cả mẹ cũng như bé ạ? Cảm ơn bác sĩ”.

(Chị Hoàng Minh Thảo, Tp Hạ Long)

BS trả lời: Sau sinh mổ, bạn nên đợi sau 2 năm đẻ mổ lần đầu tiên thì mới nên có thai lại nhé. Có rất nhiều lý do để bạn cần giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sinh là như vậy.

Đây là khoảng thời gian hợp lý để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe của người mẹ cũng được đảm bảo trong lần Mang thai kế tiếp. Nếu không đảm bảo được khoảng thời gian này, sản phụ và thai Nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng.

1. Nguy cơ cho sản phụ khi Sinh mổ nhiều lần

1.1. Nguy cơ bục vết Sẹo mổ cũ

Bục vết sẹo mổ cũ là tai biến sản khoa, thường gặp ở những thai phụ đã từng phẫu thuật lấy thai. Trên thực tế, vết sẹo Sinh mổ cũ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày càng dày lên và có thể gây ra tình trạng bục vết mổ trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Bục Sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra khi chuyển dạ sinh, đặc biệt khi có cơn co mạnh hoặc lúc rặn sinh nên thường phải sinh bằng thủ thuật khi đủ điều kiện. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này là bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở vùng tử cung thường ở chỗ vết mổ cũ gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và con. Vì vậy, mẹ bầu cần phải lưu ý để theo dõi hàng ngày.

Sinh mổ sau bao lâu nên có thai? thì tốt cho mẹ và bé - ảnh 1
Kiểm tra lại vết mổ sẹo cũ xem có đảm bảo an toàn cho lần Mang thai tiếp theo không( sẹo mổ cũ là sẹo mổ trong tử cung)

1.2. Nguy cơ cho nhau thai

Theo một nghiên cứu với gần 200 ngàn phụ nữ tại Mỹ, nếu khoảng cách dưới 1 năm nguy cơ bị bục vết mổ cũ là rất lớn vì sẹo chưa liền tốt. Những trường hợp rau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ thường là mổ đẻ nhiều lần thì nguy cơ bị nhau cài răng lược là rất cao. Đối với những trường hợp này khi sinh cần phải mổ. Nguy cơ chảy máu rất nặng phải cắt tử cung toàn bộ, truyền máu rất nhiều. Đôi khi còn gây tổn thương cả những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột, niệu quản....và cả tính mạng.

1.3. Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ

Đây được coi là một dạng mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm và hiếm gặp. Có hai dạng thai bám vào vết mổ cũ.

Dạng 1: Thai làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển ngay trên vết mổ, ở giai đoạn sớm gây chảy máu nặng và phải hủy thai. Có khi thai tiếp tục phát triển nhau thai có thể gây hiện tượng nhau bám thấp hoặc nhau cài răng lược do gai rau đan xen vào cơ tử cung.

Dạng 2: Nhau thai cấy sâu vào cơ và lớp mô sợi ở tử cung tại vết mổ cũ. Khi đó, các gai nhau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung gây tình trạng cài răng lược thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn vào hố chậu gây chảy máu dữ dội dẫn đến tử vong.

1.4. Nguy cơ cho con

Do tình trạng Nhau tiền đạo cài răng lược nguy cơ: Thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.

2. Để thai kỳ lần 2 sau sinh mổ an toàn, mẹ cần lưu ý

  • Ngay sau khi nghi ngờ có thai cần phải tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi.
  • Kiểm tra lại vết mổ cũ xem có đảm bảo an toàn cho thai kỳ tiếp theo hay không.
  • Cần phải thông báo cho bác sĩ lý do tại sao phải sinh mổ lần thứ nhất, thời gian nào, những tai biến sau lần sinh mổ thứ nhất và các tiền sử bệnh án có liên quan tới vết mổ đó.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi vết mổ cũ có gây đau không? Nếu thấy xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở tử cung đặc biệt là ở vị trí vết mổ cũ như đau nhói lên, đau liên tục trên xương mu thì cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.
  • Việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đe dọa đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ từ đó kịp thời tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra.
  • Nên tới bệnh viện trước ngày dự sinh khoảng 10 ngày để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn tốt nhất.
  • Một việc nữa các mẹ cũng cần lưu ý là trường hợp mổ lại lần sau, ngoài những nguy cơ của phẫu thuật nói chung như các tai biến của gây tê, gây mê, nguy cơ chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng thì còn những nguy cơ tổn thương các tạng trong ổ bụng đặc biệt là bàng quang.
Sinh mổ sau bao lâu nên có thai? thì tốt cho mẹ và bé - ảnh 2
Mẹ cần khám thai định kỳ để được theo dõi tốt nhất

3. Nếu vỡ kế hoạch có thai sớm hơn so với khuyến cáo của bác sĩ

  • Mẹ cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra.
  • Nếu thai nhi < 10 tuần tuổi thì cần cân nhắc tùy thuộc nhu cầu của bệnh nhân nên để hay nên giữ. Nếu điều kiện sức khỏe, kinh tế và gia đình cho phép, mẹ quyết định giữ lại thai cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống của mình sát sao hơn. Đi khám định đều đặn để theo dõi tình trạng vết mổ cũ và sự phát triển của con, sớm phát hiện dấu hiệu nguy cơ để kịp thời can thiệp, tránh diễn biến xấu nhất có thể xảy ra. Chủ động mổ khi tuổi thai sang tuần thứ 39 để tránh những biến chứng xấu.
  • Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi sát suốt thai kỳ vì vẫn có nguy cơ vỡ tử cung trong 3 tháng cuối còn nếu bệnh nhân muốn bỏ thai thì tuổi thai nhỏ vẫn có thể đình chỉ thai nghén.
  • Nếu thai nhi >12 tuần, thường khuyên bệnh nhân nên giữ thai vì thai đã lớn và nguy cơ Phá thai trên sẹo mổ cũ rất nguy hiểm.

Như vậy, nếu bạn có kế hoạch em bé thứ 2, sau khi mổ đẻ lần đầu, hãy đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cơ thể bạn đã hoàn toàn hồi phục và sẵn sàng cho việc mang thai lần tiếp theo hay chưa. Cuối cùng, xin chúc cho mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.


Mọi thắc mắc về Sinh mổ sau bao lâu nên có thai, hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa trên bcare.vn

Hãy Đặt lịch khám bác sĩ Sản phụ khoa trên bcare TẠI ĐÂY