1. Các phương pháp điều trị Sỏi thận
Sỏi thận là một trong những bệnh về đường tiết niệu phổ biến nhất. Sỏi thận hình thành do sự lắng cặn, kết tinh của các chất khoáng có trong nước tiểu. Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, trong đó phổ biến nhất là do ăn uống không lành mạnh, lười vận động và thói quen ít uống nước. Tùy vào thời gian hình thành, vị trí và mức độ lắng độ mà Sỏi thận sẽ có kích khác nhau.
Sỏi thận chiếm một nửa tổng số các bệnh liên quan đến bệnh tiết niệu. Sỏi thận nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như ứ mủ, ứ nước, nhiễm trùng, suy thận thậm chí tử vong.
Đối với những trường hợp sỏi thận không gây biến chứng giãn hệ tiết niệu, người bệnh có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc làm tan sỏi có thành phần là urat hoặc cystine..
Nếu sỏi có kích thước lớn hơn, người bệnh cần điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa. Hiện nay, sỏi thận có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:
- Phương pháp Nội soi tán sỏi qua da chuẩn thức (Standard PCNL)
Đây là phương pháp có hiệu quả cao, hạn chế tình trạng xâm lấn. Phương pháp này có thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp mổ mở đối với tất cả những sỏi có kích thước > 25mm, nhất là sỏi “san hô”. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, ít tổn thương đến tận, ít đau, vết Sẹo mổ < 1 cm, thời gian nằm viện ngắn.
- Phương pháp Nội soi tán sỏi qua da tối thiểu ( Mini PCNL)
Phương pháp nội soi tán sỏi qua da tối thiểu rất hiệu quả đối với những trường hợp sỏi từ 15 - 25 mm, đã soi niệu quản hoặc tán sỏi nhưng thất bại.
- Phương pháp nội soi niệu quản (Ureteroscopy)
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi niệu quản có kích thước rất nhỏ để đưa qua lỗ tiểu, thông lên niệu quản nhằm tiếp cận với viên sỏi. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng Laser để tán vỡ vụn viên sỏi thận. Các mảnh sỏi sẽ được hút ra ngoài bằng ống soi niệu quản. Phương pháp nội soi niệu quản không gây sẹo, hạn chế đau và rút ngắn thời gian nằm viện.
- Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL)
Đây là phương pháp áp dụng đối với trường hợp sỏi
2. Tán sỏi thận qua da
2.1 Đối tượng chỉ định
- Tất cả các sỏi thận có kích thước > 1.5 cm, đặc biệt là với sỏi tái phát sau mổ mở.
- Các sỏi kích thước lớn ở đoạn khúc nối của niệu quản với bể thận.
- Các sỏi đã tán ngoài cơ thể nhiều lần nhưng thất bại.
- Các sỏi có phối hợp với dị dạng tiết niệu (Hẹp phần nối bể thận niệu quản, hẹp cổ đài thận...).
- Sỏi trên thận bất thường giải phẫu: thận móng ngựa, thận sinh đôi...
- Các chỉ định trên áp dụng đối với sỏi trên thận còn chức năng
2.2 Chống chỉ định
Người bệnh già yếu, mắc các bệnh lý kết hợp như: Cao huyết áp chưa điều trị ổn định, bệnh lý tim. Các rối loạn đông máu không kiểm soát được mạch...
Chống chỉ định tương đối trên các người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông . Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp tính, viêm thận bể thận cấp
2.3 Ưu điểm vượt trội của phương pháp này
Phẫu thuật nội soi thận qua da cho phép thay thế hoàn toàn cho phương pháp mổ mở trong điều trị ngoại khoa các sỏi tiết niệu, đặc biệt hữu hiệu với sỏi “San hô”; sỏi tái phát sau mổ mở; sỏi đã được tán ngoài cơ thể nhưng thất bại và sỏi có phối hợp với dị dạng tiết niệu.
Phẫu thuật nội soi thận qua da là phương pháp lựa chọn hàng đầu cho những sỏi thận có kích thước lớn hơn 2 cm. Phẫu thuật được thực hiện qua 1 đường rạch nhỏ khoảng 0.5 - 1 cm tại da vùng lưng bên có sỏi.
Ưu điểm cơ bản của nội soi tán sỏi thận qua da bao gồm: cho phép điều trị những sỏi có kích thước lớn, sỏi phức tạp bằng phương pháp ít xâm hại mà trước đây phải mổ mở bằng 1 đường rách lớn.
Thời gian nằm viện khoảng 3-5 ngày và thời gian bình phục và quay trở lại làm việc sau mổ ngắn hơn nhiều so với mổ mở.
2.4. Quy trình thực hiện (các bước thực hiện)
- Bước 1: Dưới hướng dẫn siêu âm, đặt kim chọc dò vào thận
- Bước 1: Nong tạo đường hầm nhỏ, đặt amplast
- Bước 1:· Tán sỏi bằng laser
- Bước 1: Đặt dẫn lưu thận qua amplast
Biểu hiện bình thường sau phẫu thuật tán sỏi qua da: Bệnh nhân gần như rất ít đau. Bệnh nhân có thể đi lại, tự chủ vệ sinh cá nhân ngay trong ngày đầu sau phẫu thuật; Tỷ lệ sạch sỏi cao; Thời gian nằm viện chỉ 2 - 3 ngày và rất sớm được trở về với các hoạt động hàng ngày.
Biểu hiện bất thường: Đái ra máu; Rò nước tiểu qua vết mổ; Sốt.