Thủy đậu có bị lần 2 không?

Hầu hết những người bị thủy đậu sẽ không mắc lại vì đã có miễn dịch suốt đời. Nhưng trong trường hợp hiếm gặp, bạn cũng có thể bị thủy đậu lần 2 hoặc phát triển một tình trạng liên quan sau này - được gọi là bệnh zona.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu tiếng Anh là “Chickenpox” - một căn bệnh rất dễ lây lan và gây ra bởi Virus varicella-zoster (VZV). Bệnh có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch yếu.

Nhìn chung, triệu chứng của bệnh thủy đậu là phát ban giống như mụn nước, thường xuất hiện đầu tiên ở bụng, lưng và mặt. Phát ban sau đó lan rộng khắp cơ thể, hình thành khoảng 250 - 500 Mụn nước chứa đầy dịch lỏng rồi dần vỡ ra, trở thành vết loét và cuối cùng là đóng vảy. Phát ban có thể cực kỳ Ngứa và sẽ đi kèm với mệt mỏi, đau đầu và sốt. Bệnh thường nặng hơn ở người lớn so với trẻ em bị thủy đậu.

Mặc dù phần lớn những người đã bị thủy đậu sẽ được miễn dịch suốt đời, nhưng vẫn có trường hợp hiếm gặp bị thủy đậu nhiều lần. Bạn sẽ dễ bị thủy đậu lần 2 nếu:

  • Mắc bệnh thủy đậu đầu tiên khi còn là trẻ sơ sinh (nhỏ hơn 6 tháng tuổi);
  • Lần bị thủy đậu đầu tiên là cực kỳ nhẹ;
  • Có hệ miễn dịch yếu.
Thủy đậu có bị lần 2 không? - ảnh 1
Virus varicella-zoster (VZV) gây bệnh thủy đậu

Trong một số trường hợp, một người cho rằng mình đã bị thủy đậu lần 2 nhưng thực chất khi ấy họ mới mắc bệnh lần đầu tiên. Việc xuất hiện phát ban trước đây có thể chỉ là nhầm lẫn với bệnh thủy đậu. Nói cách khác, người đó thực sự chưa bao giờ bị thủy đậu, nhưng trước đây đã bị chẩn đoán sai.

2. Thủy đậu có bị lần 2 không?

Bạn có thể không bị thủy đậu lần 2, nhưng VZV có thể khiến bạn mắc bệnh thêm lần nữa. Sau nhiều năm kể từ lần đầu bị thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong mô Thần kinh của bạn nhưng không hoạt động. Mặc dù không chắc chắn, nhưng virus có thể hoạt động trở lại trong tương lai và gây ra một tình trạng liên quan khác - gọi là bệnh zona.

Một số người đã bị thủy đậu sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona, gây ra bởi virus thủy đậu được kích hoạt lại sau khoảng vài chục năm. Bệnh Zona biểu hiện dưới dạng phát ban và sau đó là Mụn nước gây đau đớn ngoài da. Zona thường xuất hiện ở một bên mặt hoặc bên hông cơ thể, và kéo dài khoảng 3 tuần. Các mụn nước sẽ đóng vảy trong vòng 1 - 2 tuần.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, khoảng 1/3 dân số Hoa Kỳ sẽ mắc bệnh zona. Tình trạng này có nguy cơ dẫn đến các biến chứng đáng kể, nhưng với tỷ lệ rất hiếm.

Thủy đậu có bị lần 2 không? - ảnh 2
Một số người có thể mắc thủy đậu lần 2

3. Con đường lây lan của thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh Truyền nhiễm rất cao, dễ lây truyền từ người sang người. Bạn có thể tiếp xúc với virus khi hít phải giọt bắn của một người bị thủy đậu lúc thở, Ho hoặc hắt hơi ra không khí. Thủy đậu cũng sẽ lây lan qua tiếp xúc với dịch lỏng trong các mụn nước của người bệnh.

Nếu mắc thủy đậu, bạn sẽ bị nhiễm trùng trong khoảng 2 ngày trước khi phát ban. Nguy cơ truyền nhiễm vẫn tiếp tục cho đến khi các mụn nước đóng vảy và lành lặn hoàn toàn.

Nhìn chung, bạn có thể lây lan bệnh thủy đậu thông qua tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân, chẳng hạn như:

  • Ở chung phòng ít nhất 15 phút;
  • Chạm vào da và mụn nước của họ;
  • Chạm vào những đồ vật xung quanh đã bị dính virus từ hơi thở hoặc dịch lỏng tiết ra từ mụn nước của người bệnh.

Một số người cũng có thể mắc bệnh nếu chạm vào vết phát ban của người bị bệnh zona. Bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu từ một người đang mắc zona, nhưng bạn không thể bị zona lây từ người mắc thủy đậu.

Thủy đậu có bị lần 2 không? - ảnh 3
Giọt bắn trong không khí chứa virus

4. Dấu hiệu của thủy đậu

Nếu đã tiếp xúc trực tiếp với một người mắc bệnh thủy đậu và chưa từng được tiêm vắc-xin thủy đậu (hoặc chưa có miễn dịch do bị bệnh trong quá khứ), thì rất có thể bạn sẽ bị lây nhiễm.

Các nốt phát ban thủy đậu cũng khá dễ nhận biết, đặc biệt là đối với các chuyên gia y tế được đào tạo. Nhưng vì ngày nay bệnh thủy đậu đã trở nên ít phổ biến hơn do hiệu quả của vắc-xin tiêm thủy đậu, dẫn đến việc các bác sĩ trẻ có thể không chẩn đoán chính xác như trước. Bên cạnh phát ban mụn nước, các triệu chứng khác của bệnh thủy đậu còn bao gồm:

  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Ăn mất ngon.
Thủy đậu có bị lần 2 không? - ảnh 4
Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau đầu

5. Điều trị bệnh thủy đậu

Nếu lo lắng rằng chính mình hoặc trẻ em bị thủy đậu, hãy đến bác sĩ kiểm tra. Nếu không phải là một trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng trong khi chờ kết thúc các giai đoạn của bệnh. Phương pháp điều trị thủy đậu có thể bao gồm:

  • Thuốc giảm đau nonaspirin, như Acetaminophen (Tylenol) có thể hạ sốt;
  • Các loại thuốc bôi ngoài da không kê đơn, như kem dưỡng da calamine có thể làm giảm ngứa.

Lưu ý, trẻ em bị thủy đậu và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin khi bị bệnh để tránh nguy cơ mắc phải Hội chứng Reye - một tình trạng hiếm gặp, nhưng gây tử vong.

Nếu bệnh thủy đậu có nguy cơ diễn tiến nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc chống virus như acyclovir (Zovirax).

Thủy đậu có bị lần 2 không? - ảnh 5
Sử dụng thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ

6. Vai trò của vắc-xin

Trước khi vắc-xin thủy đậu được cấp phép vào năm 1995, đây đã từng là căn bệnh rất phổ biến. Hầu như tất cả mọi người đều bị nhiễm thủy đậu khi còn nhỏ.

Các chuyên gia y tế trên thế giới đều khuyên mọi người nên có đủ 2 liều vắc-xin tiêm thủy đậu. Theo Vaccines.gov - thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, tiêm đủ 2 liều vắc-xin thủy đậu có hiệu quả ngăn ngừa bệnh lên đến 94%. Tỷ lệ nhỏ còn lại đã được tiêm vắc-xin nhưng vẫn mắc bệnh thì cũng diễn tiến rất nhẹ và không để lại biến chứng nghiêm trọng.

Tóm lại, xung quanh câu hỏi thủy đậu có bị lần 2 không, các bác sĩ cho rằng rất khó có khả năng là bạn sẽ bị thủy đậu lần 2, đặc biệt là đối với những người đã tiêm vắc-xin thủy đậu để có miễn dịch.

Nguồn tham khảo: Nhs.uk; Healthline.com; Hopkinsmedicine.org

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ CK I Lê Mạnh Trí

  • Số F99 Võ Thị Sáu, P. Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Ngoại tổng hợp

Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Văn Định

  • Số F99 Võ Thị Sáu, P. Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Ngoại tổng hợp

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng

  • Số 88, Đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TPHCM
  • Ngoại tổng hợp
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Nguyễn Công Uẫn

  • 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
  • Ngoại tổng hợp
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thế Toàn

  • Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM
  • Ngoại tổng hợp
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*