Mục lục:

Tìm hiểu về vacxin viêm não Nhật Bản Imojev

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm có khả năng làm tổn thương hệ thần kinh trung ương. Virus gây bệnh viêm não Nhật Bản sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường máu, do muỗi đốt. Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả duy nhất là tiêm vacxin viêm não Nhật Bản.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt
 

Nếu như trước đây tại Việt Nam vẫn sử dụng vắc-xin viêm não Nhật Bản Jevax thì từ năm 2019 trở đi, vắc-xin viêm Não Nhật Bản Imojev của Pháp được chính thức lưu hành và sử dụng tại Việt Nam song song với vắc-xin Jevax.

Vắc-xin viêm não Nhật Bản Imojev là vắc-xin tái tổ hợp sống, giảm độc lực dạng bào chế đông khô và dung môi được hoàn nguyên khi sử dụng, có màu trắng hoặc trắng ngà, thời hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Vắc-xin viêm não Nhật Bản Imojev được khuyến cáo tiêm sớm từ khi trẻ 9 tháng tuổi giúp tại hệ miễn dịch chủ động và phòng bệnh cho trẻ sớm hơn.

Lịch tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản của Pháp Imojev rất đơn giản, trẻ chỉ cần tiêm 1 liều cơ bản 0.5ml từ 9 tháng tuổi trở lên và để duy trì miễn dịch bền vững thì thực hiện mũi tiêm nhắc lại khoảng cách từ 12 đến 24 tháng sau liều Tiêm chủng cơ bản. Đối với người lớn (trên 18 tuổi) thì chỉ cần tiêm 1 liều vắc-xin viêm não Nhật Bản Imojev duy nhất.

Để đảm bảo an toàn, vắc-xin viêm não Nhật Bản của Pháp chống chỉ định với những người từng có tiền sử phản ứng Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Imojev, người bị Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào, người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng miễn dịch, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ.

Cũng tương tự như các vắc-xin dùng bằng đường tiêm khác, vắc-xin viêm não nhật bản Imojev vẫn có khả năng xảy ra phản ứng phụ toàn thân hoặc tại chỗ như: đau sưng tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, khó chịu, Sốc phản vệ nếu cơ thể người được tiêm Dị ứng với thành nào của vắc-xin. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chọn cơ sở y tế có sẵn phương tiện điều trị nội khoa và giám sát thích hợp trong trường hợp xảy ra biến cố phản vệ hiếm gặp sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung