Tên gọi khác: Acute bronchiolitis , Viêm phế quản cấp tính
Triệu chứng
Bệnh bắt đầu bằng viêm long đường hô hấp trên, sổ mũi, hắt hơi, rát bỏng, ho khan, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, biếng ăn, sốt, khó thở nhẹ, ho khạc đờm nhầy, đờm vàng-mủ, ho ra máu...
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu đếm số lượng bạch cầu, đo tốc độ lắng máu (ESR).
Cấy đờm làm xét nghiệm.
Chụp X-quang, nội soi phế quản.
Điều trị
Kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp viêm phế quản cấp do vi khuẩn. Trường hợp bệnh do vi-rút, không dùng kháng sinh, chỉ điều trị hỗ trợ: dùng thuốc hạ sốt; bù nước và điện giải bằng cách uống Oresol hoặc nước hoa quả (có pha thêm muối); trường hợp có khó thở, nghe có tiếng rít có thể điều trị thêm với các thuốc giãn phế quản như Salbutamol (Ventolin dạng xịt), hoặc Theophyllin...
Nguyên nhân
Viêm phế quản (VPQ) cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc phế quản mà trước đó không có tổn thương. Bệnh thường xảy ra trong mùa lạnh, do virut và vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể trầm trọng đối với người cao tuổi, người có thể tạng yếu, suy giảm miễn dịch, có bệnh mạn tính như hen, giãn phế quản, VPQ mạn tính, đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh
Phòng ngừa
Rất nhiều căn nguyên gây viêm phế quản cấp đã được ghi nhận, các căn nguyên phổ biến bao gồm:
Viêm phế quản cấp do vi-rút
Viêm phế quản cấp do virút chiếm 50-90% các trường hợp viêm phế quản cấp. Người ta đã ghi nhận có trên 180 virút gây bệnh.
Các virút thường gặp nhất gây viêm phế quản cấp là các virút cúm, các Rhinovirus, Coronavirus (gây dịch SARS), virút cúm gia cầm (H5N1), virus đại thực bào hô hấp, Adenovirus, Enterovirus (Coxsackie và Echovirus) và một số chủng Herpes virus (Cytomegalovirus, Varicellae).
Biểu hiện lâm sàng của các trường hợp này thường không đặc hiệu.
Chẩn đoán xác định căn nguyên virút dựa vào việc tìm thấy virút ở các bệnh phẩm đường hô hấp (ngoáy họng, đờm, dịch phế quản) qua nuôi cấy tế bào, kỹ thuật hiển vi miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh chẩn đoán, nhưng trên thực tế không làm trừ trong các vụ dịch lớn.
Viêm phế quản cấp do vi khuẩn
Viêm phế quản cấp do vi khuẩn ít gặp hơn các trường hợp viêm phế quản cấp do virút.
Trong số các vi khuẩn gây viêm phế quản cấp thường gặp nhất là nhóm các vi khuẩn không điển hình, trong tế bào như Mycoplasma và Chlamydiae, các vi khuẩn gây mủ hiếm gặp hơn.
Các trường hợp nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae biểu hiện bằng viêm phế quản ở 25% các trường hợp (viêm mũi họng đơn thuần chiếm 60%, viêm phổi chỉ chiếm 5%). Mycoplasma pneumoniae và Chlamydiae pneumoniae là nguyên nhân của 25% các trường hợp viêm phế quản cấp.
Tuy nhiên, tỷ lệ chính xác viêm phế quản cấp do các căn nguyên này khó xác định do người ta không làm các huyết thanh chẩn đoán, ngay cả ở các nước phát triển.
Viêm phế quản cấp do phế cầu và Hemophillus influenzae thường ít gặp ở người lớn, hay đi kèm với sốt và các dấu hiệu ngoài đường hô hấp. Xét nghiệm vi khuẩn thường âm tính ở 80-95% các trường hợp viêm phế quản cấp và cũng chỉ có chỉ định ở một số trường hợp nặng, khi điều trị thông thường không có kết quả.
Viêm phế quản cấp do hít phải hơi độc
Hít phải khí SO2, clo, Amoniac, Axít, dung môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh, khói cháy nhà cũng gây viêm phế quản cấp.
Điều trị
Không hút thuốc, tránh lạnh, tránh bụi.
Phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng súc họng, nhỏ mũi.
Uống nhiều nước.
Ăn uống đủ chất, tăng cường thể lực.
Nhà ở phải thoáng, về mùa lạnh phải được che kín các khe hở, nên đóng cửa để tránh bụi.
Đối với người già và trẻ em: cần giữ ấm chân, cổ, ngực nhất là khi ngủ và lúc ra ngoài trời.
Mùa rét không tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín, không có gió lùa.
Mùa hè không nên dùng quạt điện hướng trực tiếp vào người vào lúc nửa đêm về sáng, vì lúc đó nhiệt độ trong nhà và ngoài trời đều giảm, gió của quạt làm nhiệt độ cơ thể giảm thể, dễ gây viêm họng, viêm phế quản.
Tiêm vacxin phòng chống cúm.
Điều trị tốt bệnh tai mũi họng.
Dùng vitamin A, C, E (chống ôxy hoá).
Rửa tay thường xuyên.
Đeo khẩu trang khi phải thường xuyên tiếp xúc với người bị ho hoặc hắt hơi.