Tên gọi khác: Acute sinusitis
Triệu chứng
Đau ở mặt, ho, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đau sau mắt, đau răng, đau mặt, nghẹt mũi và chảy nước, đau họng, chảy nước mũi trước hoặc sau.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Trong một vài trường hợp có thể cần chụp cắt lớp vi tính CT Scan hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
Nuôi cấy dịch phẩm từ mũi có thể cần thiết để xác định chẩn đoán.
Điều trị
Viêm xoang dị ứng được điều trị bằng thuốc kháng Histamin, thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi hoặc mũi chích ngừa dị ứng. Nhiễm trùng xoang gây ra bởi virus không cần dùng kháng sinh nhưng được điều trị bằng: Acetaminophen (Tylenol), thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn) và thuốc thông mũi. Viêm xoang do vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh bao gồm: Amoxicillin (Amoxil), Cefaclor (Ceclor), Levofloxacin (Levaquin), Loracarbef (Lorabid), Clarithromycin (Biaxin), Azithromycin (Zithromax), hoặc Sulfamethoxazole/Trimethoprim (Bactrim, Septra).
Nguyên nhân
Hộp sọ của người chứa 4 cặp khoang rỗng chứa khí được gọi là các xoang, chúng thông nối với khoảng không nằm giữa 2 lỗ mũi và thành mũi. Xoang giúp bảo vệ hộp sọ, giảm trọng lượng hộp sọ và cho phép âm thanh cộng hưởng bên trong chúng. Có 4 cặp xoang chính bao gồm:
Xoang trán (nằm ở trán)
Xoang hàm (nằm phía sau xương gò má)
Xoang sàng (giữa 2 mắt)
Xoang bướm (phía sau 2 mắt)
Bề mặt các xoang được bao phủ bởi một lớp màng nhầy và các tế bào có lông nhỏ ở bề mặt (lông chuyển). Các lông này giúp bắt giữ vi khuẩn và những chất ô nhiễm bên ngoài khi chúng xâm nhập vào mũi. Các xoang chứa những tác nhân phòng vệ chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn lạ. Nếu cơ chế phòng vệ bình thường này bị hủy hoại, các vi khuẩn nằm bên trong hốc mũi có thể đi vào xoang, khi đó các vi khuẩn này sẽ bám vào những tế bào niêm mạc và gây ra viêm xoang.
Viêm xoang là tình trạng viêm của xoang và mũi. Viêm xoang có thể gây đau đầu hoặc đau ở mắt, mũi, vùng má hoặc một bên đầu. Bệnh nhân viêm xoang cũng có thể ho, sốt, thở hôi, nghẹt mũi kèm với nước mũi đặc.
Viêm xoang được chia làm 2 loại: cấp tính (xuất hiện đột ngột) và mãn tính (kéo dài, là loại thường gặp nhất).
- Viêm xoang cấp thường kéo dài dưới 8 tuần hoặc xuất hiện ít hơn 3 lần/năm và mỗi lần ít hơn 10 ngày. Thường có thể điều trị hiệu quả viêm xoang cấp bằng cách uống thuốc. Điều trị hiệu quả là khi giải quyết được các thương tổn ở lớp niêm mạc xoang và các xương xung quanh thuộc hộp sọ.
- Viêm xoang mãn tính kéo dài hơn 8 tuần và xuất hiện nhiều hơn 4 lần/năm với triệu chứng thường kéo dài hơn 20 ngày mỗi lần.
Phòng ngừa
Do môi trường: Khi không khí bị ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Những môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi sau đó trở thành viêm xoang...
Do cơ địa dị ứng: Dị ứng hóa chất, thức ăn biển chất kéo dài làm niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xonag bị bít tắc gây nhiễm trùng và viêm xoang.
Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
Vệ sinh kém: Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
Điều trị
1. Tránh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên:
Tiêm vắc-xin ngừa cúm hằng năm có thể ngừa cúm và những nhiễm trùng cơ hội của đường hô hấp trên. Những loại thuốc điều trị cúm khác như Zanamivir (Relenza) và Oseltamivir (Tamiflu) nếu được dùng vào lúc các triệu chứng mới xuất hiện cũng có thể giúp phòng nhiễm trùng.
Giữ thói quen rửa tay và tránh tiếp xúc với những người bị cúm.
Một số nghiên cứu cho thấy thuốc kẽm Carbonate có tác dụng làm giảm thời gian kéo dài của nhiều triệu chứng cúm, có thể sử dụng loại thuốc này.
Giảm stress và ăn nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là trái cây tươi, có màu sẫm và rau quả có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.
2. Chuẩn bị đối phó với những dị nguyên theo mùa:
Nếu viêm xoang có nguyên nhân từ các dị nguyên theo mùa hay môi trường thì việc tránh xa khỏi chúng là rất quan trọng. Nếu không tránh được, có thể dùng một số loại thuốc như kháng Histamin thông dụng hoặc thuốc xịt thông mũi trong các cơn cấp tính. Những người bị dị ứng theo mùa có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng những loại kháng Histamin được kê đơn không có tác dụng an thần trong những mùa bị dị ứng.
Tránh ở ngoài trời quá lâu vào mùa gây dị ứng. Đóng các cửa sổ lại và dùng máy điều hòa để lọc những tác nhân gây dị ứng nếu cần thiết. Có thể sử dụng máy làm ẩm.
Thuốc tiêm chống dị ứng, còn được gọi là 'liệu pháp miễn dịch' cũng có thể hiệu quả trong việc làm giảm và hạn chế viêm xoang do dị ứng. Bạn có thể được các bác sĩ chuyên khoa dị ứng tiêm trong 3 - 5 năm nhưng chúng thường cho kết quả làm giảm hoặc hết hoàn toàn triệu chứng dị ứng trong nhiều năm.
3. Giữ nước
Giữ vệ sinh xoang bằng cách uống nhiều nước để làm loãng chất tiết ở mũi.
Tránh đi máy bay, nếu cần phải đi thì dùng thuốc xịt làm thông mũi trước khi đi để giữ cho các lỗ mở của xoang được thông và thường xuyên nhỏ dung dịch muối trong khi đang bay.
Dung dịch muối xịt mũi (có bán ở các hiệu thuốc) có thể giúp giữ ẩm hốc mũi, loại bỏ những tác nhân gây nhiễm trùng. Xông mũi bằng nước nóng hoặc tắm hơi cũng có thể có ích.
4. Tránh những tác nhân dị ứng từ môi trường
Những người bị viêm xoang mãn tính nên tránh những hoạt động hoặc môi trường có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh như hút thuốc, hút thuốc thụ động và lặn trong hồ bơi có chứa clo.