Adenomyosis

Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến, chiếm tới 1/8 các ca bị bệnh phụ khoa. Đây là loại bệnh khi các lớp niêm mạc trong tử cung bong ra nhưng không được đẩy hết ra ngoài (lớp này ra ngoài chính là kinh nguyệt). Chúng sẽ bị đẩy ngược lại buồng trứng, bàng quang và trực tràng… lâu ngày tích tụ nên các lớp nội mạc. Bệnh gây các cơn đau dữ dội và có thể gây vô sinh.

Tên gọi khác: Adenomyosis

Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí lạc nội mạc tử cung và có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng bao gồm: Đau bụng dưới; Đau trước hoặc sau khi hành kinh; Đau khi giao hợp; Đau khi tiểu tiện, đại tiện; Đau vùng chậu; Đau lưng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Siêu âm vùng chậu và vùng âm đạo có thể được khuyến khích để thiết lập chẩn đoán. Xét nghiệm thử thai (BHCG) và siêu âm.

Điều trị

Điều trị bao gồm: thuốc giảm đau, liệu pháp hormon để ngăn chặn kinh nguyệt. Trong những trường hợp nặng, phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ được chỉ định.

Adenomyosis - Ảnh minh họa 1
Adenomyosis - Ảnh minh họa 2
Adenomyosis - Ảnh minh họa 3

Nguyên nhân

Thông thường khi hành kinh, lớp nội mạc tử cung sẽ bong tróc và được 'tống' ra ngoài. Khi những mảng niêm mạc tử cung bong tróc, không thoát ra ngoài mà bị chảy ngược trở lại buồng trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng... được gọi là lạc nội mạc tử cung.

Khi bị lạc nội mạc tử cung, phần lớn bệnh nhân đều không có triệu chứng rõ ràng. Nếu thấy đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt thì rất có thể bạn bị lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

Phòng ngừa

Nguyên nhân thực sự của lạc nội mạc tử cung chưa được chỉ rõ nhưng có một số ý kiến cho rằng tất cả những yếu tố làm cho máu kinh chảy ngược lại đều có thể là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung.

  • Ở con gái, có thể do trong chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung đóng kín nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.
  • Cũng có ý kiến cho rằng căn bệnh này cũng có thể là do các yếu tố di truyền gây ra. Một số ít nêu một vài giả thuyết khác như khi con người sinh ra, một số nội mạc tử cung đã nằm lạc chỗ hay do dị sản, tế bào phôi còn tồn tại biệt hóa thành tổ chức như nội mạc, hoặc cũng có thể do đặt vòng, do tắc nghẽn đường sinh dục lúc bẩm sinh.

Cơ chế bệnh sinh

Ở nơi lạc chỗ, nội mạc tử cung tiếp tục chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục nên đến chu kỳ kinh, khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên và những mảnh lạc này cũng dầy lên (khoảng hơn 10 lần), trương lên, chứa đầy máu, chèn ép và gây đau trước khi hành kinh. Khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu nhưng không có đường thoát ra, gây đau dữ dội khi hành kinh. Máu ứ sẽ tạo cơ hội cho viêm nhiễm, rất dễ gây dính ở các cơ quan này. Khi hết kinh, những mảnh lạc tạo thành những mô sẹo, đến chu kỳ sau lại thế. Số lượng các mô lạc chỉ tăng lên chứ không giảm đi, bệnh ngày càng nặng.

Điều trị

  • Để phát hiện bệnh sớm, phụ nữ từ tuổi 25 trở đi nên có thói quen đi khám phụ khoa định kỳ 06 tháng/lần, theo dõi chặt chẽ chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, nếu thấy có hiện tượng đau bụng quá nhiều trong lúc hành kinh, khi gần gũi vợ chồng thường có cảm giác đau thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra sớm.

  • Vệ sinh, giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo, không nên xối nước hay thụt rửa sâu bên trong âm đạo để tránh vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.

  • Không lạm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.