Age-related Macular Degeneration

Thoái hoá điểm vàng (hoặc thoái hóa hoàng điểm) là một tình trạng bệnh lý xảy ra và gây tổn thương ở điểm vàng (hoàng điểm) của mắt. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những bệnh nhân trên 60 tuổi, phổ biến hơn ở nữ.

Tên gọi khác: Age-related Macular Degeneration, Thoái hóa hoàng điểm, MD, AMD

Triệu chứng

Điểm vàng là một điểm nhỏ bằng cỡ chữ o (font chữ 12) nằm tại trung tâm võng mạc ở phần sau nhãn cầu. Bình thường, điểm vàng giúp mắt nhìn rõ ở vùng trung tâm của ngoại vật và giúp mắt nhìn rõ chi tiết cùng ý thức màu sắc. Do ảnh hưởng của tuổi tác, dinh dưỡng, nếp sống và môi sinh, điểm vàng có thể bị thoái hóa; do đó, thị lực của mắt sẽ suy giảm từ tạm thời đến vĩnh viễn. Nguyên nhân của sự thoái hóa điểm vàng chưa được xác định, nhưng các điều kiện sau đây làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn này: lịch sử gia đình đã mắc bệnh, tuổi tác tăng, huyết áp cao, cholesterol cao, hút thuốc lá.

Chẩn đoán

Dần dần mất thị lực, mắt nhìn mờ, tầm nhìn thu hẹp, gặp vấn đề trong việc nhận biết khuôn mặt người khác.

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ mắt có thể sử dụng bài kiểm tra được gọi là lưới Amsler để kiểm tra các khuyết tật trong trung tâm của tầm nhìn. Nếu có sự thoái hóa điểm vàng, khi nhìn vào lưới điện một số đường thẳng có thể dường như đã bị mờ, bị hỏng hoặc bị bóp méo. Chụp cắt lớp quang học và chụp mạch huỳnh quang võng mạc có thể được chỉ định.

Age-related Macular Degeneration - Ảnh minh họa 1
Age-related Macular Degeneration - Ảnh minh họa 2
Age-related Macular Degeneration - Ảnh minh họa 3
Age-related Macular Degeneration - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Thoái hoá điểm vàng (hoặc thoái hóa hoàng điểm) là một tình trạng bệnh lý xảy ra và gây tổn thương ở điểm vàng (hoàng điểm) của mắt.

Điểm vàng là một điểm nhỏ bằng cỡ chữ o (font chữ 12) nằm tại trung tâm võng mạc ở phần sau nhãn cầu. Bình thường, điểm vàng giúp mắt nhìn rõ ở vùng trung tâm của ngoại vật và giúp mắt nhìn rõ chi tiết cùng ý thức màu sắc. Do ảnh hưởng của tuổi tác, dinh dưỡng, nếp sống và môi sinh, điểm vàng có thể bị thoái hóa; do đó, thị lực của mắt sẽ suy giảm từ tạm thời đến vĩnh viễn.

Thoái hoá điểm vàng còn được phân ra làm hai loại: Thoái hoá điểm vàng thể khô và thoái hoá điểm vàng thể ướt. Dù ở thể nào, bệnh thoái hoá điểm vàng thường xảy ra nhiều hơn ở người trên 55 tuổi. Bệnh này từng được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì là nguyên nhân chính và âm thầm đưa đến chứng mất thị lực ở người cao tuổi.

  • Thoái hóa điểm vàng thể khô: Sự tích tụ các sản phẩm trao đổi chất ở điểm vàng gây tổn thương cho các lớp tế bào chính. Quá trình này tạo nên một vùng teo nhỏ (mỏng và biến mất), lan rộng dần đến khi toàn bộ vùng trung tâm của võng mạc bị ảnh hưởng.

  • Thoái hóa điểm vàng thể ướt: Quá trình diễn ra tương tự như trong thể khô nhưng phức tạp hơn với sự phát triển bất thường của những mạch máu mới gây thoát dịch và protein, chất béo và máu vào các mô mỏng manh của võng mạc. Điều này làm tổn thương và giảm chức năng, nhưng quan trọng hơn, dẫn đến sự tạo thành các sẹo mất cấu trúc ở điểm vàng. Một khi đã tạo sẹo, tổn thương ở điểm vàng không thể phục hồi được.

Phòng ngừa

Hiện nay chưa có cách nào trị dứt được bệnh thoái hoá điểm vàng, tuy nhiên những tiến bộ trong việc điều trị bằng tia laser kèm theo vấn đề ăn uống một số chất dinh dưỡng có thể giúp làm chậm sự thoái hóa.

  • Chất Lutein có thể bảo vệ chống thoái hoá điểm vàng, thường có trong trái cây tươi và rau cải xanh, nên ăn nhiều loại thức ăn này.

  • Có thể dùng tia laser hoặc một số phương pháp khác do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và thực hiện để điều trị thoái hoá điểm vàng ướt.

  • Một số dụng cụ "trợ thị" (optical aids) như kính "lúp", đèn rọi để tăng độ sáng, chữ in lớn cỡ có thể được dùng đến để tăng thị lực.

  • Khám mắt định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa Mắt để phát hiện các dấu hiệu sớm.

  • Đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm, ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào.

  • Không hút thuốc lá.

  • Thực hiện chế độ ăn ít béo, nhất là ít chất béo no và ít năng lượng. Dùng vitamin và khoáng chất cho bệnh nhân có triệu chứng thoái hóa điểm vàng theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa Mắt.

  • Chú ý đến việc phòng ngừa bệnh thoái hoá điểm vàng với nếp sống lành mạnh và dinh dưỡng cân bằng là chính. Mỗi khi có rối loạn về thị lực, cần sớm chú ý tìm bệnh thoái hoá điểm vàng để chẩn đoán và điều trị ngay. Người trên 50 tuổi nên dùng mạng Amsler (Amsler Grid) thường để sớm biết có triệu chứng 3M như: mờ, méo, hoặc mất trung tâm của hình ngoại vật mà đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay.

Điều trị

Không có phương pháp điều trị hữu hiệu đối với thoái hóa điểm vàng thể khô. Việc điều trị thoái hóa điểm vàng thể ướt đã được phát triển trong những năm qua với mức độ thành công khác nhau. Phương pháp laser trị liệu ban đầu được sử dụng để đốt cháy các mạch máu mới nhưng chỉ có thể thực hiện với một số trường hợp.

Trong những năm gần đây, có nhiều phương thức điều trị mới đã phát triển như phương pháp tiêm thuốc trực tiếp vào mắt để ngăn chặn sự phát triển của những mạch máu mới bất thường. Cách điều trị này tác động vào một chất hóa học xuất hiện một cách tự nhiên vốn là yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu F (Vascular Endothelial Growth Factor F - VEG F), là yếu tố kích thích sự phát triển mạch máu. Vì vậy, chúng được gọi là thuốc chống VEG F.

Cách điều trị này đắt tiền và tốn nhiều thời gian, đòi hỏi phải tiêm thuốc vào mắt tổn thương liên tục, lặp đi lặp lại hàng tháng hoặc trong vài năm. Nó khá hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng ở những giai đoạn sớm và có thể sẽ rẻ hơn, hiệu quả hơn, ít phiền hà hơn cho bệnh nhân trong những năm tới. Hầu hết bệnh nhân ở những khu vực nghèo trên thế giới không thể chi trả hoặc không thể tiếp cận phương pháp điều trị chống VEG F.