Ancylostoma duodenale

Tóm tắt Ancylostoma duodenale

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Ancylostoma duodenale

Giun móc là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non của người, bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đớn. Ấu trùng giun móc xâm nhập qua da, niêm mạc và qua đường ăn uống. Giun móc có khả năng hút máu người vì vậy nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị thiếu máu. Ngoài ra, giun móc còn gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông máu, chất độc ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm trầm trọng thêm tình trạng mất máu của bệnh nhân.

Triệu chứng

Không có triệu chứng hay dấu hiệu chuyên biệt nào để nhận biết việc nhiễm giun móc. Ở giai đoạn đầu, khi giun móc xuyên qua da có thể gây viêm da tại chỗ với các triệu chứng ngứa, có nhiều nốt màu đỏ và hết sau 1- 2 ngày. Ở giai đoạn sau, triệu chứng xuất hiện như da xanh, niêm mạc nhợt, đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun, đau không có giờ nhất định, khi đói đau nhiều hơn, ăn không ngon miệng, khó tiêu.

Chẩn đoán

Xét nghiệm phân tìm trứng giun.

Điều trị

Chọn thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao. Nhiễm nhẹ: Albendazole (Zentel, Alzental,...) 400 mg liều duy nhất cho mọi lứa tuổi trên 2 tuổi hoặc Mebendazole (Vermox, Fugaca,...) liều duy nhất 500 mg hoặc Pyrantel pamoate (Combantrin, Embovin, Helmex,...) liều duy nhất 10 mg/kg cân nặng. Nhiễm nặng: Albendazole 400 mg/ngày x 3 ngày hoặc Mebendazole (Vermox, Fugaca,...) liều 500 mg/ngày x 3 ngày hoặc Pyrantel pamoate (Combantrin, Embovin, Helmex,...) liều 10 mg/kg/ngày x 3 ngày. Chú ý: Albendazole và Mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận.

Tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa
XEM THÊM
Tìm kiếm bác sĩ theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm bệnh viện theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm phòng khám theo quận tại Hà Nội