Anthrax

Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, từ động vật lây sang người, do trực khuẩn than (Bacillus anthracis) gây ra. Tùy theo đường vào của vi khuẩn, bệnh được chia làm 3 thể: bệnh than ngoài da, bệnh than đường ruột, bệnh than dạng phổi. Thể đường ruột và dạng phổi ít gặp nhưng rất nặng với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh than là một trong những bệnh được xếp vào nhóm bệnh "đặc biệt nguy hiểm".

Tên gọi khác: Anthrax, Nhiệt thán, Bệnh than

Triệu chứng

Các triệu chứng phụ thuộc ở đường vào của vi khuẩn: Bệnh than ngoài da gây tổn thương da dạng mụn, loét da, sưng da và tổn thương đóng vảy đen. Bệnh than đường ruột gây buồn nôn, nôn, nôn ra máu, thiếu máu và tiêu chảy ra máu. Bệnh than dạng phổi gây sốt, mệt mỏi, ho, khó thở và đau ngực. Bệnh than có thể tiến triển dẫn đến suy hô hấp, huyết áp thấp và tử vong.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Trực khuẩn than có thể được phát hiện qua cấy máu, cấy dịch não tủy, cấy đờm, cấy da, cấy phân, sinh thiết da.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào thể bệnh than: Kháng sinh đường uống có thể điều trị bệnh than ngoài da. Bệnh than đường ruột và dạng phổi cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. Các loại thuốc thường được sử dụng là Doxycycline, Ciprofloxacin và Penicillin. Tuy nhiên, 90% bệnh nhân có bệnh than dạng phổi tử vong mặc dù sử dụng kháng sinh thích hợp.

Anthrax - Ảnh minh họa 1
Anthrax - Ảnh minh họa 2
Anthrax - Ảnh minh họa 3
Anthrax - Ảnh minh họa 4
Anthrax - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, từ động vật lây sang người, do trực khuẩn than (Bacillus anthracis) gây ra.

Biểu hiện lâm sàng ở người là hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc toàn thân nặng, tổn thương thường gặp ở da. Thể hô hấp và tiêu hóa ít gặp nhưng rất nặng với tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh than là một trong những bệnh được xếp vào nhóm bệnh "đặc biệt nguy hiểm". Vi khuẩn than dễ được nghiên cứu sử dụng trong chiến tranh sinh học.

Những mô tả đầu tiên về bệnh than được biết từ năm 1491 trước công nguyên, gây bệnh trên cả động vật và người. Đến thế kỷ thứ 17, dịch bệnh đã làm nhiều người và động vật chết trên khắp châu Âu. Năm 1881, Pasteur nghiên cứu chế tạo vắc-xin và 1939 Sterne đã chế tạo thành công vắc-xin bệnh than.

Khu vực nguy cơ cao là các quốc gia Nam và Trung Phi, Nam và Đông Âu, châu Á, châu Phi, Caribê và Trung Đông.

Phòng ngừa

1. Mầm bệnh:

  • Trực khuẩn than (Bacillus anthracis) gram (+), thuộc họ Bacillaceae, là trực khuẩn lớn (3 - 10 x 1 - 1,5 mcm), có vỏ bọc, không di động. Các trực khuẩn than thường đứng với nhau thành chuỗi, chung một vỏ bọc, như hình "đoạn tre".

  • Ở đất, trực khuẩn tạo thành nha bào hình bầu dục, kích thước nhỏ hơn và có thể tồn tại hàng chục năm trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhưng nha bào dễ bị diệt khi đun sôi trong 10 phút hoặc trong các chất giàu oxy (thuốc tím, H2O2...).

  • Ở môi trường thạch máu, B. anthracis màu trắng xám, khuẩn lạc xù xì, không tan máu hoặc tan máu yếu. Ngược lại, ở môi trường giàu CO2 (Natri bicarbonat), khuẩn lạc nhẵn.

  • Độc tố của B. anthracis gọi là độc tố Anthrax (Anthrax-toxin), gồm có 3 protein liên kết lại với nhau. Vỏ (Polypeptid) có tác dụng chống thực bào.

2. Nguồn bệnh:

  • Là động vật nuôi, chủ yếu là động vật ăn cỏ: trâu, bò, ngựa, lừa, cừu, dê, lạc đà, hươu... bị bệnh. Khi chết, các động vật này làm lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Nha bào có thể tồn tại lâu dài, nhiều năm ở đất, da súc vật đã thuộc, lông động vật, thịt đóng hộp, xông khói...

  • Các động vật khác như lợn, chuột... cũng có thể là nguồn bệnh.

3. Đường lây:

  • Đường lây chủ yếu là đường da - niêm mạc (da xây xát và niêm mạc), do tiếp xúc với mầm bệnh từ các động vật bị bệnh, chết hoặc các sản phẩm từ các động vật này (da, lông...) hoặc nha bào ở đất (lây gián tiếp).

  • Thứ yếu: Lây qua đường hô hấp do hít phải bụi có nha bào than (gặp trong xưởng thuộc da, chế biến lông động vật...). Trong chiến tranh sinh học, kẻ địch thường áp dụng đường lây hô hấp (phun nha bào than dạng Aerosol).

  • Đường tiêu hóa: Do ăn thịt nhiễm mầm bệnh.

  • Có tài liệu đề cập đến lây theo đường máu qua các côn trùng hút máu (ruồi trâu, ruồi vàng...).

4. Cơ thể cảm thụ:

  • Mọi người, mọi lứa tuổi đều có khả năng bị bệnh như nhau.

  • Sau mắc bệnh, có miễn dịch tương đối bền vững (hầu như không mắc lại).

  • Đối tượng dễ mắc bệnh là nông dân, nhân viên thú y, công nhân các lò sát sinh, các trại chăn nuôi trâu, bò, cừu... các xưởng thuộc da, chế biến lông động vật...

  • Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp dịch vào mùa hè. Những trường hợp mắc bệnh do lây từ các đồ làm bằng da, lông súc vật... có thể là tản phát.

Điều trị

Tiêm phòng là tốt nhất. Vắc-xin phòng bệnh tỏ ra hiệu quả trong 93% trường hợp. Thử nghiệm trên khỉ cho thấy, sau khi tiêm chủng 8 và 38 tuần, hiệu quả phòng bệnh là 100%. Sau 100 tuần, tỷ lệ này còn 88%.

Lịch tiêm chủng: Tiêm vào tuần 0, 2 và 4 rồi vào tháng 6, 12 và 18. Sau đó phải tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.

Tại Mỹ chỉ có một hãng duy nhất sản xuất vắc-xin này. Hiện tại, vắc-xin chỉ được dùng cho quân nhân.