Bruxism

Hiện tượng nghiến hoặc cắn chặt răng ở trẻ nhỏ và người lớn. Liên tục nghiến răng có thể dẫn đến mòn nướu răng, răng và các xương hỗ trợ trong miệng.

Tên gọi khác: Nghiến răng, Nghiến răng ban đêm, Bruxism

Triệu chứng

Đau hàm, đau đầu. Các cơ bắp ở phía bên của khuôn mặt co thường xuyên. Nghiến răng, siết chặt răng ken két hoặc rất mạnh trong khi ngủ ban đêm. Răng bị hư hỏng, nướu răng bị xói mòn.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Bác sĩ sẽ kiểm tra độ hao mòn mặt nhai của răng để chẩn đoán. Nếu nha sĩ nghi ngờ nguyên nhân của hiện tượng nghiến răng liên quan đến vấn đề tâm lý hoặc rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa, nhân viên tư vấn hoặc chuyên gia giấc ngủ.

Điều trị

Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho răng và giảm đau do chứng nghiến răng gây ra. Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Điều trị bao gồm: Điều trị chứng stress. Sử dụng thiết bị bảo vệ miệng hoặc răng. Thuốc Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn hoặc Aleve, hoặc Acetaminophen/Tylenol.

Bruxism - Ảnh minh họa 1
Bruxism - Ảnh minh họa 2
Bruxism - Ảnh minh họa 3
Bruxism - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Tật nghiến răng là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mơ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật nghiến răng lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở lúc ngủ cao hơn bình thường.

Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt quá mức răng ở hai hàm trên và dưới, thường diễn ra khi ngủ. Thông thường người bệnh không ý thức được hiện tượng này, tuy nhiên cũng có người nghiến răng vào lúc thức.

Sự nghiến răng giữa hai hàm với nhau gây ra những âm thanh khó chịu cho những người ngủ chung và những người xung quanh. Đa số nghiến răng phát ra tiếng kêu lớn mà bình thường lúc thức hay lúc thư giãn họ không thể tạo ra được như vậy; một số nghiến răng nhưng không phát ra âm thanh.

Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn, tuy nhiên khoảng 5-10% trường hợp người bệnh nghiến răng mạnh đến mức có thể làm gãy răng, nhức đầu, đau mặt, rối loạn cơ và khớp thái dương hàm, gây khó khăn cho việc nhai hay nói chuyện…

Phòng ngừa

Nguyên nhân gây nghiến răng do khớp cắn (giữa răng hàm trên và hàm dưới) bị lệch, lo âu, căng thẳng hay bị stress; kích động hay xúc cảm quá mức; do tác dụng phụ của một số thuốc thần kinh như thuốc chống trầm cảm… 

Điều trị

Những bước sau có thể làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ:

  • Thực hành tư thế miệng và hàm thích hợp: Đặt lưỡi cong lên với răng cách xa nhau và 2 môi ngậm chặt lại có thể làm giảm sự bất tiện bởi việc giữ cho răng khỏi chà xát nhau hoặc hàm khỏi nghiến chặt vào nhau.

  • Khám răng thường xuyên: Khám răng là cách tốt nhất để sàng lọc chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sống một mình hoặc không ngủ cùng với người bạn đời để có thể phát hiện chứng nghiến răng khi ngủ về đêm. Nha sĩ có thể phát hiện tốt nhất các dấu hiệu ở miệng và hàm của tật nghiến răng khi ngủ bằng việc khám thông thường.

  • Giảm stress: Giữ những căng thẳng trong cuộc sống của bạn ở mức tối thiểu có thể làm giảm nguy cơ bị tật nghiến răng khi ngủ. Càng ít lo âu và căng thẳng, bạn càng có cơ hội tránh được tật nghiến răng khi ngủ.

  • Thông báo cho bạn ngủ cùng: Nếu bạn có một người bạn cùng phòng hoặc chung giường, hãy nhờ họ để ý xem có thấy bất kỳ tiếng nghiến răng hoặc âm thanh kèn kẹt mà bạn có thể gây ra trong khi ngủ hay không.