Bụi phổi Atbet (Amiăng)

Bệnh bụi phổi Atbet là bệnh xơ hoá phổi, có hoặc không kèm theo tổn thương xơ hóa phổi và tạo thành các hạt như hạt Silicon. Bệnh bụi phổi Atbet hoàn toàn khác bệnh bụi phổi Silic, do thở hít bụi Atbet hay bụi Amiăng. Người ta thấy các sợi Amiăng trong các vại làm bằng đất sét cách đây hàng ngàn năm ở châu Âu. Ngày nay, việc sử dụng Amiăng ngày càng tăng trong nhiều ngành công nghiệp làm cho số người tiếp xúc và có nguy cơ mắc bệnh hàng năm cũng ngày càng lớn. Nguy cơ ung thư phổi cũng ngày càng nhiều trong số công nhân tiếp xúc Amiăng.

Tên gọi khác: Bụi phổi Atbet (Amiăng)

Triệu chứng

Khó thở, tức ngực, ho, khạc đờm.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang phổi.

Điều trị

Tập hít thở ở môi trường không khí sạch, điều trị các biến chứng của bệnh như suy tuần hoàn, hô hấp… Ngừng tiếp xúc với bụi Amiăng tại nơi làm việc là biện pháp cần áp dụng khi mắc bệnh, tuy nhiên tổn thương xơ hóa phổi vẫn có thể tiếp tục tiến triển sau nhiều năm ngừng tiếp xúc. Giám sát sức khỏe cho người lao động tiếp xúc với Amiăng.

Bụi phổi Atbet (Amiăng) - Ảnh minh họa 1
Bụi phổi Atbet (Amiăng) - Ảnh minh họa 2
Bụi phổi Atbet (Amiăng) - Ảnh minh họa 3
Bụi phổi Atbet (Amiăng) - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Bệnh bụi phổi Atbet là một bệnh xơ hoá phổi, có hoặc không có kèm theo tổn thương xơ hóa phổi và tạo thành các hạt như hạt Silicon.

Bệnh bụi phổi Atbet hoàn toàn khác bệnh bụi phổi Silic, do thở hít bụi Atbet hay bụi Amiăng. Người ta thấy các sợi Amiăng trong các vại làm bằng đất sét cách đây hàng ngàn năm ở châu Âu. Ngày nay, việc sử dụng Amiăng ngày càng tăng trong nhiều ngành công nghiệp làm cho số người tiếp xúc và có nguy cơ mắc bệnh hàng năm cũng ngày càng lớn.

Nguy cơ ung thư phổi cũng ngày càng nhiều trong số công nhân tiếp xúc Amiăng.

Phòng ngừa

Nguyên nhân

Atbet hay Amiăng là Silicat kép Canxi và Magiê, ở dạng sợi trong thiên nhiên. Có hai loại Amiăng chính là Serpentin và Amphibol. Loại phổ biến nhất là Crysotil (90% sản lượng trên thế giới). Còn Crocidolit là loại đặc biệt hay gây ung thư hơn cả.

Atbet hay Amiăng:

  • Nhóm amphibol:

    • 1. Crocidolit: (amiăng xanh) Na2O, Fe2O3, 3FeO, 8SiO2, H2O

    • 2. Amosit: 5,5 FeO, 1,5 MgO, 8SiO2, H2O

    • 3. Anthophylit: 7MgO, 8SiO2, H2O

    • 4. Tremolit: 2CaO, 5MgO, 8SiO2, H2O

    • 5. Actinolit: 2CaO, 4MgO, FeO, 8SiO2, H2O

  • Nhóm Serpenlin: Chrysotil, (Amiăng trắng)

Tính chất lý hóa của Amiăng là cách nhiệt (không cháy) chịu axít, cách điện, ít mòn. Các sợi Amiăng - nhất là Chrysotil - có độ dai và bền nên có thể dùng để dệt.

Amiăng được trộn với nhiều sản phẩm để làm thay đổi có lợi cho tính chất những sản phẩm này (như ximăng, cao su, chất dẻo). Amiăng còn dùng để dệt vải, may áo cách nhiệt, làm thảm chống lửa cách nhiệt, làm thùng cách nhiệt dùng cho nồi hơi, lò nung, làm vật liệu cách âm, làm ngói Amiăng-ximăng, làm má phanh ô tô...

Nguy cơ nghề nghiệp phải tiếp xúc với Amiăng là khai thác mỏ và làm nghề sản xuất một số sản phẩm dùng nguyên liệu là Amiăng như trên.

Sự khai thác và công nghiệp amiăng còn có thể làm phân tán bụi amiăng đi khá xa, gây ô nhiêm môi trường và do đó có nguy cơ gây bệnh BP-Atbet không phải nguyên nhân nghề nghiệp.

Cơ chế sinh bệnh

Cơ chế sinh bệnh bụi phổi Atbet khác với bệnh bụi phổi Silic và bệnh bụi phổi than. Sợi Amiăng ngắn (dưới 5 mcm) dễ bị thực bào. Các sợi Amiăng (Chrysotil) dài trên 10 mcm cũng bị thực bào, nhưng một phần ở ngoài đại thực bào và làm tăng sự thẩm thấu của màng tế bào.

Mặt khác, trong trường hợp như vậy, có thề nhiều đại thực bào gắn vào các sợi Amiăng quá dài. Khác với tác dụng của bụi thạch anh, bụi Amiăng không có hoặc có rất ít độc tính với đại thực bào không có sự tiêu hủy đại thực bào sau khi thực bào, nhưng sự xơ hóa vẫn xuất hiện. Tác dụng độc hại đối với tế bào của Chrysotil còn khác thạch anh ở chỗ Polyvinyl Pyridin - N - Oxyt không có tác dụng ức chế lên Chrysotil in Vitro và in Vivo. Điều bí ẩn của quá trình xơ hoá như vậy còn chưa được giải quyết.

Ở bệnh nhân bụi phổi Atbet, lượng bụi Amiăng trong phổi rất ít, chỉ khoảng 0,001- 0,6% trọng lượng phổi (Nagelschmidt 1965), và không có liên quan rõ rệt với tình trạng xơ hoá.

Qua nghiên cứu thực nghiệm, chỉ thấy sợi chrysotil ngắn hơn 20 mcm bị thực bào và gây xơ hoá ở chuột (Donna và Cappa, 1967). Sự kích thích gây xơ hoá chưa được biết rõ, nhưng có lẽ do một vài yếu tố được đại thực bào chứa bụi giải phóng.

Chỉ khi thở hít bụi Crocidolit, bụi vào tới phế nang và các đại thực bào tụ tập ở phế nang, các phế quản nhỏ bị viêm nhiễm, các sợi lưới hình thành ở phế nang rồi sau đó biến thành các sợi tạo keo.

Vì cơ chế xơ hoá phổi còn chưa rõ, có người cho rằng thạch anh có liên quan tới và là nguyên nhân xơ hoá trong bệnh bụi phổi Atbet (đặc biệt ở Nam Phi, hàm lượng Silic tự do trong Amiăng khá cao).

Điều trị

Biện pháp kỹ thuật

  • Phải ngăn ngừa sự tạo thành bụi ngay từ nơi phát sinh. Khi nào bụi đã ô nhiễm môi trường lao động rồi thì mọi cố gắng đều ít hiệu quả.

  • Thay thế Amiăng bằng các nguyên liệu khác, như để cách ly có thể dùng bông thuỷ tinh. ở Anh, từ năm 1970, Crocidolit được thay bằng chrysotil ít độc hơn. Crocidolit bị cấm sử dụng ở nhiều nước. Chrysotil có thể được sử dụng, nhưng giới hạn cho phép là 2 sợi/ml. - Làm ẩm ướt quá trình sản xuất khi sản xuất ximăng - Amiăng.

  • Sản xuất trong quy trình kín từng phần hoặc toàn phần (như khi xay nghiền). - Nếu không thể làm kín, phải tổ chức thông hút gió tại chỗ.

Biện pháp cá nhân và vệ sinh

  • Đeo mặt nạ chống bụi thật khít vào mặt khi lao động ở nơi nhiều bụi.

  • Phải mặc quần áo lao động riêng và phải thay khi ra về. 

  • Phải giải quyết cả bụi trên nền phân xưởng.

Biện pháp y tế

  • Tổ chức khám tuyển để loại những người có tổn thương phổi, dễ mắc và dễ nhầm với bệnh bụi phổi Atbet.

  • Tổ chức khám định kỳ hàng năm hoặc 2 năm 1 lần. Phải chụp X-quang phim to cỡ 30 x 40 cm, và đo chức năng hô hấp (DTS, dung tích thông khí gắng sức, và TTTRTĐ/giây).

  • Phải giám sát tình trạng ô nhiễm bụi Amiăng ở môi trường lao động. Có hai cách: Dùng dụng cụ lấy mẫu cá nhân cho công nhân đeo ở vùng thở của họ và dụng cụ lấy mẫu chung cho phân xưởng. Trong điều kiện xí nghiệp, thường xác định số sợi trong 1 cm3. Khu dân cư xung quanh nhà máy, có thể dùng phương pháp trọng lượng.

  • Giới hạn tối đa cho phép: Ở Anh, nồng độ trung bình Chrysotil, Amosit và Anthophylit trong 10 phút lấy mẫu không được quá 2 sợi/cm3 không khí hay 0 - 1 mg/m3 đối với sợi dài 5 - 100 mcm. Nếu nồng độ bụi Amiăng quá 12 sợi/ml, phải mặc quần áo bảo vệ, đeo trang bị bảo vệ hô hấp. Trường hợp bụi Crocidolit, phải đeo mặt nạ nếu nồng độ bụi này ở vùng thở quá 0-2 sợi/ml hoặc 0 - 01 mg/m3 trong 10 phút lấy mẫu.

  • Ở Hoa Kỳ, giới hạn tối đa cho phép cho mọi loại bụi Amiăng trong 8 giờ lấy mẫu là 5 sợi/ml, loại sợi dài trên 5 Micromet và kể từ tháng 6-1976, số sợi rút xuống là 2 sợi/ml (Utidjian, 1973). Ở Việt Nam, giới hạn tối đa cho phép đối với Amiăng và hỗn hợp trên 10% Amiăng là 2 mg/m3.