Tên gọi khác: Graves, Parry, Bướu giáp độc lan tỏa, Cường giáp tự miễn, Ba zơ đô
Triệu chứng
Lo lắng, vú to ở nam giới, khó tập trung, nhìn đôi, lồi mắt, kích ứng mắt và chảy nước mắt, mệt mỏi, đi tiêu thường xuyên, bướu cổ, thèm ăn, tăng tiết mồ hôi, mất ngủ, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, yếu cơ, căng thẳng, tim đập nhanh.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Khám lâm sàng: Kiểm tra mắt xem có bị kích thích hoặc lồi không. Kiểm tra mạch, huyết áp và tìm những dấu hiệu bất thường.
Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng và lịch sử y tế cá nhân và gia đình. Xét nghiệm máu để xác định mức độ của tuyến giáp, hormone kích thích (TSH) và thyroxine.
Hấp thu Iod phóng xạ.
Cơ thể cần iodine để làm thyroxine.
Sự hấp thu iốt phóng xạ cao cho thấy tuyến giáp sản xuất quá nhiều thyroxine, như trường hợp bệnh Graves - Basedow.
Điều trị
Không có cách chữa cho bệnh Graves nhưng có những phương pháp trị liệu làm giảm lượng hormone tuyến giáp (thyroxine) và giảm nhẹ triệu chứng. Thuốc bao gồm: Beta-blockers làm giảm triệu chứng của nhịp tim, đổ mồ hôi và lo lắng, thuốc Antithyroid (Propylthiouracil/PTU, Methimazole/Tapazole) để giảm số lượng hormone thyroxine. Điều trị các tuyến giáp hoạt động quá mức với iod phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến.
Nguyên nhân
Basedow là một trong những bệnh lí cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: Nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên.
Bệnh Basedow mang nhiều tên gọi khác nhau Bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn. Nhờ sự tiến bộ của miễn dịch học, ngày càng nhiều kháng thể hiện diện trong huyết tương người bệnh được phát hiện, vì thế hiện nay bệnh được xếp vào nhóm bệnh liên quan tự miễn.
Phòng ngừa
Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, nhất là độ tuổi 20 - 40 tuổi, phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới, tỉ lệ nam/nữ = 1/5 - 1/7 ở vùng không bị bướu cổ địa phương. Tuy nhiên, ở vùng dịch tễ tỉ lệ này thấp hơn. Theo Volpé có lẽ liên quan đến sự khiếm khuyết của tế bào lympho T ức chế, là yếu tố cơ bản trong bệnh lí tự miễn ở tuyến giáp. Một vài yếu tố được ghi nhận có thể gây Basedow như:
Thai nghén nhất là giai đoạn sau sinh.
Dân cư sống trong vùng thiếu iod, có thể iod làm khởi phát bệnh Basedow tiềm tàng.
Dùng lithium làm thay đổi đáp ứng miễn dịch.
Nhiễm trùng và nhiễm virus.
Ngừng corticoid đột ngột.
Người có HLA B8, DR3 (dân vùng Caucase) HLA BW 46, B5 (Trung Quốc) và HLA B17 (da đen).
Vai trò Stress chưa được khẳng định.
Yếu tố di truyền, với 15% bệnh nhân có người thân mắc bệnh tương tự và khoảng chừng 50% người thân của bệnh nhân có tự kháng thể kháng giáp trong máu.
Điều trị
Basedow là bệnh lý hiện chưa rõ nguyên nhân sinh bệnh nên chưa có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh. Đối với những người đã bị Basedow, để tránh bệnh tái phát hay tiến triển nặng thêm cần thực hiện những biện pháp sau:
Tránh hoạt động thể lực nặng kéo dài.
Tránh căng thẳng thần kinh, stress.
Không hút thuốc, tránh hít phải khói thuốc lá.
Luôn đeo kính bảo vệ mắt khỏi khói bụi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod.
Thai sản làm bệnh nặng thêm, do đó cần điều trị dứt điểm bệnh trước khi mang thai.
Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo hẹn của bác sĩ.