Cận lão

Lão thị xảy ra khi thuỷ tinh thể tự nhiên của mắt bị dày lên và kém đàn hồi, bệnh nhân khó có thể nhìn thấy các vật ở cự ly gần. Mọi người thường nhận ra hiện tượng này vào quãng 45 tuổi.

Tên gọi khác: Cận lão

Triệu chứng

Khó nhìn thấy các vật ở cự ly gần; Đau đầu; Nhức mỏi mắt

Chẩn đoán

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám thực thể, khám nhãn khoa cụ thể và thử nghiệm trực quan.

Điều trị

Điều trị bao gồm kính chỉnh thị và phẫu thuật chỉnh thị.

Cận lão - Ảnh minh họa 1
Cận lão - Ảnh minh họa 2
Cận lão - Ảnh minh họa 3
Cận lão - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Lão thị xảy ra khi thuỷ tinh thể tự nhiên của mắt bị dày lên và kém đàn hồi.

Bình thường, một cơ vòng xung quanh thủy tinh thể giãn ra hoặc co lại, làm thay đổi độ cong của thủy tinh thể để điều chỉnh thị lực xa hoặc gần. Với lão thị, cơ vẫn hoạt động nhưng thủy tinh thể trở nên cứng hơn và khó thay đổi hình dạng. Kết quả là hình ảnh rơi ra đằng sau lớp tế bào thần kinh ở võng mạc thay vì rơi đúng vào đó, vì vậy thị lực nhìn gần bị mờ. Những thay đổi này xảy ra từ từ.

Mọi người thường nhận ra hiện tượng này vào quãng 45 tuổi. Việc mất khả năng tập trung vào một điểm ít được nhận ra hơn nếu trước đó bạn bị cận thị. Người bị cận thị đeo kính để nhìn những vật ở xa. Nếu không có kính, họ có thể nhìn rõ ở gần. Vì vậy, lúc đầu khi bị lão thị, họ có thể khắc phục đơn giản bằng cách không đeo kính. Cuối cùng khi thủy tinh thể tự nhiên trở nên quá cứng, họ sẽ phải đeo kính để đọc như tất cả mọi người.

Phòng ngừa

Cách bảo vệ mắt tốt nhất là có biện pháp phòng ngừa từ rất sớm (kể cả khi chưa có dấu hiệu suy giảm thị lực). Đối với những người đã bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể cần bổ sung các thành phần có tác dụng: chống oxy hóa mạnh làm giảm các gốc tự do.

Điều trị

Kính chỉnh thị: Đưa thị lực trở lại tiêu điểm

Nếu có thị lực tốt trước khi bị lão thị, bạn chỉ cần đeo kính lão khi đọc để bù lại. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ mắt về loại phù hợp cho bạn. Bạn có thể cần kính đọc sách theo đơn bác sĩ.

Nếu đã đeo kính cận, viễn hoặc loạn thị, bạn cần một đơn kính mới điều chỉnh được cả lão thị. Lựa chọn của bạn gồm:

  • Kính hai tròng: Có 2 loại - loại có đường kẻ ngang nhìn thấy và loại không có đường kẻ (loại kính 2 tròng cải tiến). Kính hai tròng cải tiến thay đổi dần từ mức nhìn xa ở ngang tầm mắt tới mức nhìn gần dùng để đọc nằm ở đáy kính. Nếu bạn chưa từng đeo kính hai tròng, bạn nên thử loại kính 2 tròng cải tiến. Nếu bạn thấy hình ảnh bị méo hoặc lượn sóng hoặc không thể tìm được khoảng cách nhìn rõ hình ảnh thì có thể bạn không có đơn kính phù hợp hoặc có thể kính chưa được lắp đúng. Kính hai tròng bị trễ xuống mũi hoặc các mắt kính không được đặt giữa khung sẽ khiến bạn không nhìn thấy rõ.

  • Kính ba tròng: Loại kính này sẽ có ích khi bạn mất hầu hết khả năng hội tụ. Bạn sẽ có sự điều chỉnh để nhìn gần, nhìn xa trung bình - như màn hình máy tính - và nhìn xa ngay trong một kính. Do độ phóng đại tăng dần, nên có một dải điều chỉnh thay vì chỉ có hai mức điều chỉnh khoảng cách.

  • Kính áp tròng mônô: Với kính áp tròng mônô, bạn mang kính áp tròng điều chỉnh thị lực nhìn xa ở mắt thuận và kính áp tròng điều chỉnh thị lực nhìn gần ở mắt không thuận. Mắt thuận thường là mắt bạn dùng khi chụp ảnh. Mắt dùng để nhìn gần sẽ hơi bị lóa khi nhìn xa, nhưng hầu hết mọi người đều có thể thích nghi được.

  • Kính áp tròng hai tròng: Nếu bạn cảm thấy hình ảnh ở gần hoặc xa bị mờ khi đeo kính áp tròng mônô thì kính áp tròng hai tròng có thể là một lựa chọn cho bạn. Kính áp tròng hai tròng có thể khó lắp, xô lệch khi bạn chớp mắt, ảnh hưởng tới chất lượng nhìn. Tuy nhiên, thiết kế của kính áp tròng đang tiếp tục được cải tiến.

  • Kính mônô cải tiến: Với lựa chọn này, bạn đeo kính áp tròng hai tròng ở mắt không thuận và một kính áp tròng để nhìn xa ở mắt thuận. Trong trường hợp này, bạn sẽ dùng cả hai mắt để nhìn xa và dùng một mắt để đọc.

Phẫu thuật chỉnh thị

Trong vài thập kỷ qua, các kỹ thuật phẫu thuật khúc xạ như LASIK, PRK, mở giác mạc hình nan hoa và cấy giác mạc đã được sử dụng để chỉnh tật cận thị, viễn thị và loạn thị, nhưng không có phẫu thuật cho phép một mắt đồng thời nhìn rõ ở cả khoảng cách gần và xa, bạn phải lựa chọn. Tuy nhiên, các lựa chọn phẫu thuật bao gồm LASIK, PRK và ít phổ biến hơn là hút thuỷ tinh thể còn trong kết hợp với đặt thủy tinh thể trong mắt. Trong những thủ thuật này chiến lược là:

  • Điều chỉnh cả hai mắt về khoảng cách.

  • Sử dụng LASIK hay PRK - các kỹ thuật phẫu thuật này sử dụng laser để gọt giác mạc và đeo kính đọc để nhìn gần.

  • Điều chỉnh một mắt để nhìn xa và một mắt để nhìn gần: Sử dụng LASIK hoặc PRK - các kỹ thuật phẫu thuật này sử dụng laser để gọt giác mạc. Hiệu quả của phương pháp này tương tự như khi mang kính áp tròng mônô. Song một số người đáp ứng tốt còn một số thì không. Tuy nhiên, thậm chí với những người phẫu thuật thành công vẫn bị giảm cảm nhận về chiều sâu vì cảm nhận chiều sâu phụ thuộc vào sự hội tụ tốt đồng thời của cả hai mắt. Những người có thị lực mônô nên mang sẵn một chiếc kính giúp họ nhìn xa tốt ở cả hai mắt phòng trường hợp cần có cảm nhận chính xác về chiều sâu, như khi lái xe vào ban đêm, khi trời mưa hoặc có sương mù.

  • Những người không muốn có thị lực mônô nữa phải mổ thêm lần nữa để chỉnh lại mắt nhìn gần thành mắt nhìn xa, sau đó họ phải đeo kính đọc khi nhìn gần.

  • Tạo gradient quang học: Bằng cách lấy bỏ thủy tinh thể trong mắt và thay bằng một thuỷ tinh thể mới. Thủy tinh thể trong mắt tương tự như kính áp tròng hai tròng cho phép nhìn rõ hình ảnh đồng thời cả ở gần và xa. Quá trình này có một số vấn đề: hình ảnh nhìn không được sắc nét, có thể gây khó chịu cho một số người, thị lực và cảm giác về độ tương phản có thể gây khó khăn khi lái xe vào ban đêm, khi trời mưa hay sương mù, hoặc khi nhìn những đồ vật khó nhìn.