Cancer of the testicles

Là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong tinh hoàn. Có nhiều loại ung thư tinh hoàn, khả năng di căn của bệnh phụ thuộc vào loại ung thư. Hai loại phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn là Seminoma và không Seminoma. Bệnh thường ở một bên tinh hoàn, chủ yếu xảy ra ở nam giới trẻ, trong độ tuổi từ 20 - 40.

Tên gọi khác: Testicular cancer, Cancer of the testicles

Triệu chứng

Đau, sưng tinh hoàn, sờ thấy khối u ở tinh hoàn, và/hoặc đau vùng bụng dưới hoặc lưng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Quét CT Scan, siêu âm, sinh thiết tinh hoàn.

  • Xét nghiệm máu, các xét nghiệm máu để chỉ điểm khối u là xét nghiệm sinh hóa Alpha Fetoprotein (AFP) trong máu, xét nghiệm β-HCG và xét nghiệm kiểm tra lượng LDH trong máu.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào loại khối u, mức độ bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Điều trị bao gồm: phẫu thuật, hóa trị và/ hoặc xạ trị. Hầu hết bệnh nhân được chữa khỏi.

Cancer of the testicles - Ảnh minh họa 1
Cancer of the testicles - Ảnh minh họa 2
Cancer of the testicles - Ảnh minh họa 3
Cancer of the testicles - Ảnh minh họa 4
Cancer of the testicles - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất và chứa tinh dịch, đồng thời cũng là nơi sản xuất chính của các hormon nam. Các hormon này kiểm soát sự phát triển của các cơ quan sinh sản và các đặc tính nam. Tinh hoàn nằm trong bìu ở dưới dương vật. Ung thư tinh hoàn có thể phân thành hai loại chính: u tinh và không phải u tinh. U tinh chiếm khoảng 30% các trường hợp ung thư tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn không phải u tinh là một nhóm các loại ung thư trong đó có ung thư biểu mô màng đệm, ung thư biểu mô dạng bào thai, u quái và u túi noãn. Ung thư tinh hoàn có thể phối hợp cả hai loại u này. Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trẻ ở độ tuổi 15 - 35. Bệnh thường gặp ở nam giới da trắng hơn nam giới da đen.

Phòng ngừa

  • Gia đình có tiền sử bị ung thư tinh hoàn.

  • Bị chấn thương ở vùng tinh hoàn.

  • Bị viêm tinh hoàn do bị quai bị trong tuổi dậy thì.

  • Những người có tinh hoàn ẩn: Đây là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng (thông thường ở giai đoạn bào thai hay trong 3 tháng đầu sau sinh, tinh hoàn của các bé trai sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống bìu).

  • Có tinh hoàn nhỏ hay tinh hoàn không có hình dạng bình thường.

  • Những người bị hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính (thông thường nam giới nhận 1 nhiễm sắc thể X từ người mẹ và 1 nhiễm sắc thể Y từ người cha, nhưng những người bị rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thì lại có 1 nhiễm sắc thể Y và từ 2 nhiễm sắc thể X trở lên).

  • Nam giới da trắng có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn gấp 5 lần so với nam giới da đen. Bệnh thường gặp ở thanh niên các nước Bắc Âu hơn là Nam và Trung Âu.

  • Người ít chơi thể thao cộng với lối sống lười vận động cũng liên quan đến tăng nguy cơ bị bệnh ung thư tinh hoàn.

Điều trị

Bắt đầu từ tuổi trung niên và trong suốt cuộc đời hãy thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra tinh hoàn là sau khi tắm nước nóng. Nước nóng làm giãn bìu, giúp bạn dễ phát hiện bất thường ở tinh hoàn. Hãy làm việc này mỗi tháng 1 lần.

Để kiểm tra tinh hoàn hãy làm theo các bước sau đây:

  • Đứng trước gương. Tìm chỗ sưng ở da bìu.

  • Khám từng tinh hoàn bằng cả hai tay. Đặt ngón trỏ và ngón giữa dưới tinh hoàn trong khi đặt ngón cái ở trên.

  • Nhẹ nhàng lăn tinh hoàn giữa các ngón cái và ngón trỏ. Hãy nhớ rằng tinh hoàn thường nhẵn, hình trứng và hơi chắc. Bình thường một bên tinh hoàn hơi lớn hơn bên kia. Cũng vậy, ống dẫn tinh đi lên từ đỉnh tinh hoàn (mào tinh) là một phần bình thường của bìu.

Bằng cách kiểm tra thường xuyên, bạn sẽ quen thuộc hơn với tinh hoàn và nhận ra bất cứ thay đổi nào có thể gây lo ngại.

Nếu bạn thấy có khối u, hãy gọi bác sĩ càng sớm càng tốt. Ung thư tinh hoàn có thể điều trị thành công, đặc biệt khi phát hiện sớm.

Tự khám thường xuyên là một thói quen sức khỏe quan trọng nhưng nó không thể thay thế cho việc khám của bác sĩ. Bác sĩ cần kiểm tra tinh hoàn khi bạn đi khám. Nếu bạn có tinh hoàn không xuống - không đủ cả 2 tinh hoàn trong bìu - hãy nói với bác sĩ, và bác sĩ sẽ chuyển bạn đến khoa Tiết niệu để điều trị hoặc khám chuyên khoa.