Tên gọi khác: Cervical cancer
Triệu chứng
Đau âm đạo, chảy máu âm đạo bất thường, cảm giác đầy ở âm đạo, giao hợp đau. Có thể không có triệu chứng.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Soi cổ tử cung.
Sinh thiết tế bào cổ tử cung (Pap).
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) và/hoặc siêu âm để phát hiện sự lan rộng của tế bào ung thư.
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị
Phụ thuộc vào mức độ của bệnh nhưng có thể bao gồm: phẫu thuật, hóa trị và/hoặc xạ trị.
Nguyên nhân
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, đứng thứ hai sau ung thư vú trong các ung thư ở nữ trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong khoảng ba thập kỷ qua, tỷ lệ mắc đã giảm đáng kể ở hầu hết các nước phát triển nhờ chương trình sàng lọc tốt.
Phòng ngừa
Mặc dù cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung chưa được khẳng định chắc chắn nhưng người ta thấy 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến việc bị nhiễm HPV. Hay nói cách khác, chính việc bị nhiễm HPV qua đường sinh hoạt tình dục đã gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào và gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. HPV thâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, phát triển và làm biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. Quá trình này phải mất nhiều năm, có thể từ 10 đến 15 năm. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền lâm sàng, nghĩa là đã có bất thường về mức độ tế bào nhưng khi thăm khám thì cổ tử cung có thể hoàn toàn bình thường. Nhưng sau đó, một khi đã là ung thư thì bướu sẽ lan rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Điều trị
Không quan hệ tình dục sớm
Chung thủy, lành mạnh
Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
Điều trị triệt để các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV), nhiễm Herpes.
Không hút thuốc lá.
Tiêm ngừa HPV.