Chagas

Một bệnh truyền nhiễm do một loại ký sinh trùng (Trypanosoma Cruzi) được truyền sang người qua vết cắn của các loài côn trùng hút máu mang trên mình ký sinh trùng đơn bào Trypanosomes hoặc qua tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm, truyền máu, cấy ghép nội tạng và tiếp xúc với phòng thí nghiệm. Căn bệnh này cũng có thể được truyền từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang con trong khi mang thai. Bệnh lưu hành chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ và Mexico và phổ biến hơn với những người nghèo. Trong thể cấp tính Chagas chỉ có những triệu chứng nhỏ nhưng giai đoạn mạn tính có thể dẫn đến suy tim và tử vong.

Tên gọi khác: Chagas

Triệu chứng

Khi bị nhiễm bệnh (giai đoạn cấp tính), bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu: đau nhức cơ thể, mệt mỏi, phát ban đỏ sưng, mí mắt sưng, hạch to, sốt, nôn mửa, nhức đầu và tiêu chảy. Chagas có thời gian ủ bệnh dài nên giai đoạn mạn tính có thể xuất hiện 10 năm hoặc hơn sau giai đoạn cấp tính. Giai đoạn mạn tính, người bệnh có thể bị khó thở, ngất xỉu, đau bụng, tim đập nhanh, suy tim và thậm chí là tử vong.

Chẩn đoán

  • Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.

  • Xác định ký sinh trùng và các kháng thể chống lại ký sinh trùng.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào việc các bệnh nhân đang trong giai đoạn cấp tính hay mãn tính và những triệu chứng cũng như mức độ của bệnh. Điều trị bao gồm: Thuốc diệt ký sinh trùng (Benznidazole và Nifurtimox), thuốcđiều trị suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.

Chagas - Ảnh minh họa 1
Chagas - Ảnh minh họa 2
Chagas - Ảnh minh họa 3
Chagas - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Bệnh Chagas đã được nhà khoa học Chagas phát hiện và mô tả. Bệnh do loại ký sinh trùng Trypanosoma Cruzi, còn gọi là Schizotypanum Cruzi gây nên và lưu hành phổ biến ở vùng Nam Mỹ, cận nhiệt đới như các nước Brasil, Argentina, Bolivia, Paraguay, Uraguay... Ước tính có khoảng 10 triệu người mắc bệnh này và thường gặp ở những khu vực đói nghèo, điều kiện sinh hoạt thấp kém, nhà ở là loại nhà lá, vách đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại côn trùng truyền bệnh dễ dàng trú ẩn và sinh sản.

Phòng ngừa

Nguồn bệnh chính là người bệnh, ngoài ra còn có thể là các loại súc vật như chó, mèo, chuột, khỉ... Bệnh được lây truyền do loại bọ xít Triatoma hút máu và rệp đốt máu truyền bệnh. Ngoài ra bệnh cũng có thể gây nên do truyền máu, tai nạn nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm, nhiễm qua sữa mẹ hoặc qua các mảnh ghép tạng, tế bào... có mang mầm bệnh. Tất cả mọi lứa tuổi đều là người cảm thụ và có thể bị mắc bệnh.

Về hình thể, trong cơ thể người, ký sinh trùng Trypanosoma Cruzi có hai dạng. Ở trong máu, ký sinh trùng có hình thể điển hình của trùng roi, roi dài và phần roi ngoài thân ngắn (Promastigotes). Ở trong mô, Trypanosoma Cruzi không có roi (Amastigotes), có hình tròn hoặc hình trái xoan, kích thước khoảng 3-4 µm. Ở loài côn trùng trung gian truyền bệnh và trong môi trường nuôi cấy, Trypanosoma thường ở dạng có roi dài và phần roi ngoài thân ngắn (Promastigotes).

Điều trị

Phòng, chống bệnh bằng cách phát hiện và điều trị bệnh nhân, chống bọ xít hút máu và rệp đốt bằng nhiều phương pháp, đồng thời cần cải tạo điều kiện sống, vệ sinh cảnh quan môi trường, phá hủy nơi cư trú và sinh sản của bọ xít, rệp.