Nội dung chính:

Chấn thương lách (vỡ lách)

Lách nằm ở vùng bụng trên bên trái phía dưới xương sườn. Cơ quan này có vai trò loại bỏ các tế bào hồng cầu cũ ở huyết thanh và lưu giữ các tế bào hồng cầu để cơ thể sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Lách cũng rất quan trọng trong việc chống nhiễm trùng bằng cách loại bỏ vi khuẩn được bao phủ bởi các kháng thể của cơ thể. Lách là cơ quan thường bị thương nặng nhất sau chấn thương cùn như tai nạn xe cộ, té ngã, hoặc sau khi bị đánh vào bụng. Lách cũng có thể bị hư hỏng do vết thương (bị bắn hoặc đâm). Lách lọc khoảng 10% lượng máu được cung cấp mỗi phút và chấn thương lách có thể gây chảy rất nhiều máu vào trong ổ bụng. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh nhân có thể tử vong. Những người không có lá lách sau này dễ bị nhiễm trùng hơn. Những người bị bệnh bạch cầu đơn nhân nên tránh hoạt động thể chất trong vài tháng vì ngay cả va chạm nhỏ cũng có thể gây chấn thương lách.

Tên gọi khác: Splenic Injury, Vỡ lá lách

Triệu chứng

Đau vùng bụng trên bên trái, đau tăng lên khi thở sâu, choáng váng, ngất xỉu, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim nhanh, mạch yếu, chướng bụng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu và chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để xác định mức độ chấn thương.

  •  Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và Lipase.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Một số trường hợp chấn thương phải được theo dõi chặt chẽ trong bệnh viện để đảm bảo không có chảy máu xảy ra. Đôi khi cần can thiệp chặn các động mạch nuôi lá lách (thuyên tắc) để phòng chống chảy máu. Nếu chảy máu lách không dừng lại hoặc nếu bệnh nhân đã phẫu thuật bị mất máu quá nhiều, cần loại bỏ lá lách. Một số bệnh nhân có thể được truyền máu. Tất cả các bệnh nhân đã cắt bỏ lá lách dễ bị nhiễm khuẩn, cần được chủng ngừa chống lại các bệnh phế cầu, Hemophilus và não mô cầu khuẩn.

Chấn thương lách (vỡ lách) - Ảnh minh họa 1
Chấn thương lách (vỡ lách) - Ảnh minh họa 2
Chấn thương lách (vỡ lách) - Ảnh minh họa 3
Chấn thương lách (vỡ lách) - Ảnh minh họa 4