Chảy máu mắt

Kết mạc là một màng mỏng, trong suốt và ẩm ướt che phủ lên phần lòng trắng của nhãn cầu (phần củng mạc) và bên trong của mi mắt. Như vậy kết mạc chính là lớp màng ngoài cùng bao bọc nhãn cầu, chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Khi bị tổn thương, các mạch máu bị vỡ gây ra hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc. Nó có thể xảy ra mà không có thương tích, và thường là lần đầu tiên nhận thấy khi thức dậy và nhìn vàp gương. Thay đổi áp lực đột ngột như hắt hơi, ho dữ dội cũng có thể gây xuất huyết kết mạc. Xuất huyết cũng có thể xảy ra ở những người có huyết áp cao hoặc những người dùng chất làm loãng máu.

Tên gọi khác: Subarachnoid haemorrhage, Xuất huyết Subconjunctival, Chảy máu mắt ,Chảy máu ở lòng trắng

Triệu chứng

Xuất hiện máu trong lòng trắng của mắt, người bệnh thường không có cảm giác khó chịu ở mắt.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra mắt để phát hiện ra cục máu đông.

  • Thực hiện xét nghiệm đông máu (APTT hoặc PTT), xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm PT, INR.

Điều trị

Không cần điều trị trừ khi có vấn đề về đông máu được phát hiện. Thông thường các đốm đỏ sẽ biến mất sau 1 đến 2 tuần

Chảy máu mắt - Ảnh minh họa 1
Chảy máu mắt - Ảnh minh họa 2
Chảy máu mắt - Ảnh minh họa 3
Chảy máu mắt - Ảnh minh họa 4
Chảy máu mắt - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Kết mạc là một màng mỏng, trong suốt và ẩm ướt che phủ lên phần lòng trắng của nhãn cầu (phần củng mạc) và bên trong của mi mắt. Như vậy kết mạc chính là lớp màng ngoài cùng bao bọc nhãn cầu, chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Khi bị tổn thương, các mạch máu bị vỡ gây ra hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc.

Phòng ngừa

Mắt có thể xuất huyết do những nguyên nhân sau:

  • Chấn thương mắt, chấn thương vùng đầu mặt

  • Các bệnh lý rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải

  • Tai biến sau lặn sâu, lặn biển đi kèm quá trình giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở

  • Bệnh tăng huyết áp

  • Sau phẫu thuật có dùng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm

  • Viêm kết mạc do Enterovirus 70 và Coxsackie A, nhiễm Leptospira (một loại xoắn khuẩn)

  • Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt trong đó có mắt (nôn, ho, hắt hơi, xì mũi, gắng sức do mang vác, rặn đẻ…)

  • Thiếu vitamin C, thiếu yếu tố đông máu XIII, thiếu vitamin K

  • Đang dùng các thuốc chống đông máu cho các bệnh tim mạch như Aspirin, Wafarin…

Điều trị

  • Không có cách nào để ngăn chặn xuất huyết dưới kết mạc, trừ khi có nguyên nhân xác định rõ ràng việc chảy máu, như do tác dụng phụ của thuốc làm loãng máu, bệnh rối loạn chảy máu,...

  • Không dụi mắt quá mạnh, tránh gây ra chấn thương cho đôi mắt của bạn.