Nội dung chính:

Choáng (Trụy tuần hoàn )

Choáng được định nghĩa là tình trạng trụy tuần hoàn kéo dài gây giảm tưới máu tổ chức. Trụy tuần hoàn được xác định khi HATT≤ 80mmHg, mạch nhanh trên 100 lần/phút, giảm tưới máu cơ quan gây nên rối loạn chuyển hóa do thiếu oxy và dưỡng chất ở ngoại vi. Nguyên nhân gây choáng có thể là do: chảy máu, mất nước, suy tim, nhiễm trùng huyết, chấn thương nặng, phản ứng dị ứng nặng (phản vệ) hoặc chấn thương cột sống.

Tên gọi khác: Choáng (Trụy tuần hoàn )

Triệu chứng

Lo lắng, bồn chồn, lẫn lộn, tiểu ít không có nước tiểu, đôi môi và móng tay hơi xanh, chóng mặt, choáng váng, ra mồ hôi, da ẩm, mạch nhanh yếu, thở nông, hôn mê.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các xét nghiệm sẽ được thực hiện để xác định nguyên nhân của cú sốc.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)

  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)

  • Xhụp cắt lớp vi tính (CT Scan)

  • Điện tâm đồ (EKG)

  • Xét nghiệm Tronopin

  • Xét nghiệm nước tiểu

  • Chụp X-quang.

  • Có thể bổ sung: cấy máu, cấy nước tiểu.

Điều trị

Điều trị nhằm đảo ngược các nguyên nhân gây ra những cơn choáng và nâng cao huyết áp. Các biện pháp sau đây được sử dụng để làm tăng huyết áp: truyền dịch, Pressors (Dopamine, Norepinephrine, Phenylephrine), và/hoặc truyền máu.

Choáng (Trụy tuần hoàn ) - Ảnh minh họa 1
Choáng (Trụy tuần hoàn ) - Ảnh minh họa 2
Choáng (Trụy tuần hoàn ) - Ảnh minh họa 3
Choáng (Trụy tuần hoàn ) - Ảnh minh họa 4