Chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da thông thường, thường do liên cầu hay tụ cầu gây nên hoặc phối hợp cả 2 vi khuẩn này. Nó rất dễ lây và thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em. Các tổn thương thường xuất hiện xung quanh miệng và trên mặt. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua vết xây xát, rộp da, vết cắn của côn trùng hoặc những mảng chàm da gây ra.

Tên gọi khác: Lở da, Chốc lở

Triệu chứng

Nốt mụn đỏ, chốc lở dạng phỏng. Nốt mụn nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch hoặc mủ và đóng vảy, có thể ngứa nhưng không đau.

Chẩn đoán

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Ở một số trường hợp sinh thiết da có thể được chỉ định. Cần tìm vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu để xác định chẩn đoán hoặc để loại trừ nguyên nhân khác.

Điều trị

Mục đích của việc điều trị nhằm cải thiện sự xuất hiện của các vết loét trên da và hạn chế sự lây lan của nhiễm trùng. Việc điều trị bao gồm thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh và sử dụng kháng sinh. Kháng sinh để bôi lên vùng da nhiễm trùng là Mupirocin (Bactroban) hoặc Retapamulin (Altabax).. Kháng sinh uống bao gồm Cephalexin (KEFLEX), Erythromycin, hoặc Dicloxacillin.

Chốc lở - Ảnh minh họa 1
Chốc lở - Ảnh minh họa 2
Chốc lở - Ảnh minh họa 3
Chốc lở - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng ở da khá phổ biến, thường do liên cầu hay tụ cầu gây nên hoặc phối hợp cả 2 vi khuẩn này. Bệnh thường gặp ở trẻ em hơn ở người lớn và thường xảy ra nhất vào mùa hè. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua vết xây xát, rộp da, vết cắn của côn trùng hoặc những mảng chàm da gây ra.

Bệnh chốc có nghiêm trọng hay không?

Bệnh chốc thường là nhiễm trùng nhẹ. Trẻ em bị chốc không đau đớn gì nhiều mà chỉ thỉnh thoảng bị ngứa. Trong vài trường hợp hiếm hoi, vi trùng gây bệnh chốc có thể nhiễm trùng máu và có thể gây ra bệnh thận.

Bệnh này lây truyền như thế nào?

Bệnh chốc rất hay lây và dễ lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc với da. Thí dụ, khi có người dùng tay sờ vào chỗ da nổi đỏ và rồi chạm vào người khác thì có thể truyền nhiễm bệnh này. Bệnh chốc cũng có thể truyền nhiễm khi chạm vào đồ vật bị nhiễm vi trùng này. Sau khi bị nhiễm thì có thể mất từ 1 đến 10 ngày sau mới nổi đỏ da.

Phòng ngừa

Hai loại vi khuẩn gây chốc bao gồm Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) và Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn). Cả hai loại vi khuẩn có thể sống vô hại trên da cho đến khi xâm nhập thông qua một vết cắt hoặc vết thương khác và gây nhiễm trùng.

Ở người lớn, chốc thường là kết quả của tổn thương da - thường là do bệnh về da khác như viêm da. Trẻ em thường bị lây nhiễm thông qua vết rách da do cạo, cắt hoặc côn trùng cắn, nhưng cũng có thể phát triển chốc mà không phải bất kỳ tổn thương đáng kể cho da.

Người lành có thể tiếp xúc với các vi khuẩn gây chốc qua việc chạm phải các vết loét của một người đã bị nhiễm bệnh hoặc với vật dụng (như quần áo, khăn trải giường, khăn và thậm chí cả đồ chơi...). Khi đã bị nhiễm bệnh, có thể dễ dàng lây nhiễm sang người khác.

Khi nhiễm vào cơ thể, tụ cầu khuẩn sản sinh ra một loại độc tố là nguyên nhân gây chốc lan rộng cho da gần đó. Các chất độc tấn công một loại protein đóng vai trò giúp các tế bào da liên kết với nhau. Khi protein này bị hư hỏng, vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng.

Điều trị

  • Điều trị vết cắt, vết xước, vết côn trùng cắn và vết thương khác ngay lập tức bằng cách rửa các vùng bị ảnh hưởng và bôi thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Nếu ai đó trong gia đình bị chốc, sử dụng các biện pháp để giữ cho nhiễm trùng không lây lan sang người khác.

  • Giặt quần áo, đồ vải và khăn của người bị nhiễm bệnh mỗi ngày và không dùng chung với bất cứ ai khác trong gia đình.

  • Mang găng tay khi bôi bất kỳ thuốc mỡ kháng sinh và rửa tay kỹ sau đó.

  • Cắt móng tay ngắn để tránh tổn thương do gãi.

  • Rửa tay thường xuyên.

  • Giữ trẻ ở nhà cho đến khi bác sĩ cho biết trẻ không phải bị mắc truyền nhiễm.