Cholesterol máu cao

Cholesterol là một chất sáp tìm thấy trong các chất béo (lipid) trong máu. Nồng độ cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ bị thu hẹp động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Những người có cholesterol cao cũng có khả năng bị huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Có hai loại cholesterol tạo nên tổng mức cholesterol: Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp - LDL và Lipoprotein trọng lượng phân tử cao - HDL. Trong khi LDL được xem là cholesterol xấu thì HDL là cholesterol tốt. Chỉ số LDL nên được duy trì thấp hơn 130 mg/dL, nếu trên 160 mg/dL chỉ số LDL được coi là quá cao, gây nguy hiểm. Nếu mức độ HDL thấp hơn 40 mg/dL sẽ gây tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Tên gọi khác: Rối loạn mỡ máu, Tăng mỡ trong máu, Tăng cholesterol máu

Triệu chứng

Cholesterol máu cao có thể là do di truyền hoặc do chế độ ăn uống, lối sống.

Chẩn đoán

  • Bệnh nhân thường không có triệu chứng.

  • Xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện cholesterol máu cao.

Điều trị

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu để đo lượng cholesterol toàn phần, LDL và HDLvà Triglyceride (một loại chất béo trong máu)

Cholesterol máu cao - Ảnh minh họa 1
Cholesterol máu cao - Ảnh minh họa 2
Cholesterol máu cao - Ảnh minh họa 3
Cholesterol máu cao - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Những điều nên biết về cholesterol

Nhiều người cho rằng cholesterol gây ảnh hưởng nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng trên thực tế, cholesterol đóng vai trò hết sức quan trọng...

  • Cholesterol là gì?

    Cholesterol là một hợp chất rất quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể, đóng vai trò trung tâm xây dựng màng tế bào, hoóc-môn sinh dục và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhưng nó cũng là một nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành). Cholesterol trong máu được cung cấp bằng hai nguồn: từ thức ăn và được tổng hợp từ tế bào gan. Các thức ăn có chứa nhiều cholesterol như mỡ động vật, trứng, bơ, phomat, gan.

  • Có mấy dạng cholesterol?

    Trong gan, cholesterol kết hợp với protein tạo ra hai dạng cholesterol là LDL (lipoprotein có trọng lượng phân tử thấp) và HDL (lipoprotein có trọng lượng phân tử cao), và được vận chuyển vào dòng máu.HDL mang ít cholesterol nên có thể kết hợp với cholesterol tự do trong máu và vận chuyển về gan để xử lý, vì vậy nếu hàm lượng của HDL trong máu càng cao thì càng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Người có hàm lượng HDL trong máu cao hơn 60mg/dl là ngưỡng an toàn đối với bệnh tim mạch, thấp hơn 40mg/dl là có nguy cơ mắc bệnh cao.Ngược lại, LDL chứa nhiều cholesterol và khởi xướng sự hình thành các mảng xơ vữa trên thành các động mạch nói chung và động mạch vành nói riêng (trạng thái này gọi là xơ vữa động mạch).

    Các mảng xơ vữa này gây hẹp hay tắc lòng mạch nuôi dưỡng cơ tim gây ra các cơn đau tim. Hàm lượng LDL càng cao thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành càng cao.

    Mặc dù hàm lượng LDL và HDL là những chỉ số tốt nhất để dự đoán nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nhưng xác định hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu cũng rất quan trọng để dự đoán nguy cơ bị bệnh mạch vành. Nếu một người có hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu thấp hơn 200mg/dl thì ít có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nhưng nếu cao hơn 240mg/dl thì có nguy cơ mắc bệnh cao.

 

  • Kiểm soát lượng cholesterol

    Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm hàm lượng LDL, tăng HDL và giảm cholesterol máu toàn phần là thay đổi chế độ ăn và tăng cường tập thể dục. Cần giảm lượng chất béo nói chung, đặc biệt là giảm lượng chất béo no chứa trong mỡ động vật.Để đạt được điều này nên: hạn chế sử dụng các loại thịt, cá xuống còn 150-200g mỗi ngày. Nên sử dụng thịt thăn, thịt bắp không dính mỡ. Loại tất cả những phần mỡ nhìn thấy trước khi chế biến và lượng mỡ được tạo ra trong quá trình đun nấu. Không ăn da, đầu, cổ, cánh của các loại gia cầm như: gà, ngan, vịt. Hạn chế ăn lưỡi, tim, gan, lợn. Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, nhưng cũng phải hạn chế. Theo tính toán, nếu giảm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày đi 1% sẽ giảm được 2% nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

    Trong nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học ở Mỹ và Nga đã chứng minh rằng, có thể kềm chế và làm thoái lui sự phát triển xơ vữa động mạch ở các bệnh nhân tim mạch nói chung và bệnh nhân mạch vành nói riêng bằng việc thực hiện các bài tập rèn sức bền như: đi bộ nhanh, chạy việt dã, bơi, đạp xe đạp, đặc biệt là đi bộ nhanh 5-7 buổi/tuần, mỗi buổi 40-60 phút hay chạy việt dã 2-3 buổi/tuần, mỗi buổi 20-40 phút có tác dụng tốt đối việc điều hòa lượng cholesterol máu sau 3-6 tháng tập luyện. Tóm lại, cholesterol là một chất rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên mỗi người cần phải biết kiểm soát hàm lượng cholesterol máu của mình, kiểm tra và điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với tăng cường tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.

Tổng quát về chứng cholestrerol cao

Cholesterol được dùng để tạo nên thành tế bào, hormon, vitamin D, axít mật v.v… Khi gan sản sinh quá nhiều cholesterol thì bệnh nhân sẽ có nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Từ đó các mạch máu dễ bị nghẽn và dẫn đến bệnh. Vì chỉ có động vật mới có cholesterol, bệnh nhân ăn thịt sẽ bị tăng cholesterol nhiều hơn ăn thực vật. Tuy nhiên, dầu thực vật khi vào cơ thể cũng sẽ chuyển hóa để tạo ra cholesterol. Vì thế ăn nhiều dầu thực vật cũng sẽ dẫn đến cholesterol cao.

  • Những loại mỡ cholesterol

    Cholesterol LDL xấu vì nó làm nghẽn các mạch máu dẫn đến bệnh. Cholesterol HDL tốt vì nó giúp cholesterol xấu ra khỏi mạch máu và làm mạch máu bớt bị nghẽn.

  • Lượng cholesterol cao sẽ dẫn đến triệu chứng gì?

    Lượng cholesterol cao sẽ không gây ra triệu chứng gì nhưng cholesterol cao sẽ đưa đến những biến chứng gây ra triệu chứng bệnh. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng lượng cholesterol cao sẽ gây nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu trong người. Những điều này không đúng. Nếu chúng ta bị lượng cholesterol cao nhưng chưa bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu chân,... thì sẽ không có triệu chứng gì; tuy nhiên, một khi bị rồi thì thường hay quá trễ. Một trường hợp ngoại lệ là những bệnh nhân có lượng triglyceride trên 1.000 thì dễ bị viêm tụy cấp.

  • Tại sao ta phải trị cholesterol cao?

    Như đã đề cập ở trên, lượng cholesterol cao trong máu sẽ dễ dẫn đến những bệnh tim mạch như nghẽn mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nghẽn mạch chân. Vì vậy, làm giảm lượng cholesterol trong máu sẽ giúp bệnh nhân tránh hay ít bị những bệnh này.

 

  • Bệnh nhân có phải uống thuốc giảm cholesterol suốt đời hay không?

    Vì gan là cơ quan sản sinh cholesterol trong cơ thể của chúng ta, nếu không có thuốc mỗi ngày thì lượng cholesterol sẽ từ từ tăng lên. Vì vậy chúng ta phải uống thuốc giảm cholesterol mãi mãi. Thế nhưng những bệnh nhân chịu tập thể dục thường xuyên và cữ ăn theo đúng tiêu chuẩn để lượng cholesterol thấp xuống thì có hy vọng bỏ thuốc được. Có nhiều bệnh nhân bỏ uống thuốc sau khi đã dùng vài tháng vì họ đo lại lượng cholesterol và thấy xuống thấp. Ðiều này rất sai lầm vì chỉ trong một thời gian ngắn thì lượng cholesterol của họ sẽ bị lên cao trở lại.

  • Làm thế nào để tránh bị cholesterol cao?

    Vì cholesterol có trong đồ ăn có nguồn gốc động vật, chúng ta phải ăn ít những loại đồ ăn như mỡ, thịt, trứng. Nếu uống sữa tươi thì dùng loại ít béo hoặc không béo. Vì dầu là loại mỡ có nguồn gốc thực vật và giúp cho cơ thể sản sinh ra nhiều cholesterol, nên chúng ta cần nên ăn ít dầu. Các loại dầu dừa hay đậu phộng hay rau làm nghẽn mạch máu nhiều hơn dầu granola hay dầu ôliu. Chúng ta nên ăn ít lại nếu bị tăng cân hay bị béo phì vì giảm cân thì cholesterol cũng giảm.Chúng ta cũng đừng quên tập thể dục vì tập thể dục cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và làm tăng lượng cholesterol HDL tốt.

  • Có khám phá mới gì trong vấn đề trị bệnh cholesterol gần đây hay không?

    Gần đây bác sĩ đã nghiên cứu được rằng những người đã bị nghẽn mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hay bệnh tiểu đường thì cần có lượng cholesterol thấp hơn những bệnh nhân khác. Vì thế, những bệnh nhân này nên để ý đến lượng cholesterol và sức khỏe của mình kỹ hơn.

  • Vậy lượng cholesterol bao nhiêu mới được xem là tốt?

    Khi bác sĩ nói đến cholesterol của bệnh nhân, họ thường đề cập đến lượng cholesterol toàn phần. Con số được coi là “trung bình” nằm vào khoảng 200. Nếu thấp hơn 200 thì được xem là tốt. Nếu nằm trong khoảng 200 đến 240 thì được xem là “hơi cao” hay ở ngưỡng. Và nếu trên 240 thì xem là cao nhiều. Tuy nhiên, lượng cholesterol toàn phần gồm có cholesterol xấu LDL, cholesterol tốt HDL, một phần của triglycerid. Cần phải đánh giá các chỉ số này nữa, chứ không chỉ đánh giá lượng cholessteroltoàn phần.

Phòng ngừa

Cholesterol được thực hiện thông qua máu kèm với protein. Sự kết hợp của các protein và cholesterol được gọi là lipoprotein. Có thể bạn đã nghe nói về các loại cholesterol, dựa vào loại lipoprotein cholesterol. Đó là:

  • Lipoprotein trọng lượng thấp (LDL). LDL "xấu", các hạt vận chuyển cholesterol trong cơ thể . LDL cholesterol tích tụ trong thành động mạch, làm cho chúng cứng và hẹp.

  • Lipoprotein trọng lượng rất thấp (VLDL). Đây là loại lipoprotein có chứa các chất béo trung tính, một loại chất béo gắn với các protein trong máu. VLDL cholesterol làm cho LDL cholesterol kích thước lớn hơn, làm cho các mạch máu để thu hẹp. Nếu đang dùng thuốc làm giảm cholesterol, nhưng có một mức độ VLDL cao, có thể cần thêm thuốc để giảm chất béo trung tính.

  • Lipoprotein trọng lượng cao (HDL). HDL, "tốt", chọn mức tăng cholesterol, cholesterol dư thừa và đưa nó trở về gan.

Các yếu tố trong vòng kiểm soát - chẳng hạn như không hoạt động, béo phì và chế độ ăn uống một không lành mạnh góp phần cholesterol LDL cao và cholesterol HDL thấp. Các yếu tố ngoài tầm kiểm soát có thể đóng một vai trò. Ví dụ, di truyền có thể giữ cho các tế bào từ loại bỏ cholesterol LDL trong máu có hiệu quả hoặc gây ra gan sản xuất quá nhiều cholesterol.

 

 

 

 

Điều trị

Phòng bệnh bằng chế độ ăn uống:

Thầy thuốc thường khuyên điều trị bằng cách không dùng thuốc mà thực hiện chế độ ăn thích hợp, cụ thể là:

  • Phần năng lượng do chất béo cung cấp hàng ngày chỉ được chiếm dưới 30% (khoảng 700Kcalo) so với tổng năng lượng cần dùng hàng ngày (khoảng 2.200 Kcalo). Cơ cấu chất béo phải thay đổi. Giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, pho-mát, margarin...). Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng...) vì chúng làm giảm cholesterol toàn phần và giảm cholesterol có hại.

  •  Không ăn nhiều các thức ăn giàu cholesterol. Nhu cầu hàng ngày là 300mg cholesterol. Một lòng đỏ trứng có trung bình 215mg cholesterol. Thực phẩm hàng ngày không chỉ có trứng mà còn có các loại chứa cholesterol khác (như thịt, sữa, gan, bơ, lòng súc vật...). Mỗi tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng là vừa. Trong 100g tôm có 195mg cholesterol nhưng ít ai ăn tới 100g tôm một ngày nên người ta không đề cập đến việc kiêng tôm. Thịt có màu đỏ (bò, trâu, lợn...) có nhiều cholesterol và acid béo hão hòa và sự hiện diện cả 2 chất này là không lợi cho bệnh tim mạch.

  • Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm giảm lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng ớt. Mỗi ngày nên ăn 200 gam rau lá, 100 gam củ, quả non, 200 gam quả chín.

  • Ăn cá nhiều hơn ăn thịt, nên chọn loại cá béo, loại chất béo omega-3 có trong mỡ cá béo sẽ làm giảm lipit máu, giảm cholesterol máu.

Như vậy, người bị cholesterol cao không nên kiêng khem quá; nếu biết cách ăn, vẫn có thể béo khỏe. Ngoài chế độ dinh dưỡng nói trên, người bệnh còn cần vận động thường xuyên kiên trì (như dọn dẹp, lên xuống cầu thang, tập thể dục, chăm sóc cây cảnh...) để giảm béo.

Thay đổi lối sống:

  • Giảm số cân thừa.

  • Chọn những loại thực phẩm lành mạnh có lợi cho tim.

  • Tập luyện thường xuyên.

  • Không hút thuốc lá.

Dùng thuốc:

  • Các thuốc nhóm Statin. Có tác dụng ức chế một chất mà gan cần để tạo ra cholesterol và giúp tái hấp thu cholesterol từ những lắng đọng ở thành động mạch. Nhóm thuốc này gồm Atorvastatin (Lipitor), Fluvastatin (Lescol), Lovastatin (Altoprev, Mevacor), Pravastatin (Pravachol), Rosuvastatin (Crestor) và Simvastatin (Zocor).

  • Các resin gắn acid mật, gồm Cholestyramine (Prevalite, Questran), Colesevelam (WelChol) and Colestipol (Colestid) làm giảm cholesterol gián tiếp nhờ gắn vào acid mật, khiến gan phải sử dụng lượng cholesterol thừa để tạo thêm acid mật, nhờ đó làm giảm cholesterol trong máu.

  • Chất ức chế hấp thu cholesterol như Ezetimibe (Zetia), thường được dùng kết hợp với Statin.

Nếu có triglyceride trong máu cao, có thể điều trị bằng:

  • Các thuốc nhóm Fibrat, như Fenofibrate (Lofibra, Tricor) and Gemfibrozil (Lopid) làm giảm sản sinh cholesterol lipoprotein tỷ trọng cực thấp (VLDL) ở gan và đẩy nhanh việc loại bỏ triglyceride ra khỏi máu.

  • Niacin (Niaspan) hạn chế sản sinh cholesterol LDL and VLDL ở gan.