Tên gọi khác: Restless Legs Syndrome, Hội chứng chân không yên.
Triệu chứng
Khó khăn khi ngủ hoặc duy trì giấc ngủ Chân hoạt động không ngừng trong giờ nghỉ Có cảm giác bồn chồn hay thôi thúc muốn di chuyển chân Cảm giác bất thường ở chân Đau nhức ở chân Những vết bầm dập không thể giải thích được
Chẩn đoán
Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.
Xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bệnh nhân có bị thiếu hụt chất sắt không có
Điều trị
Điều chỉnh thiếu hụt sắt và sử dụng thuốc. Các loại thuốc được chỉ định là: thuốc điều trị bệnh Parkinson như Carbidopa/Levodopa (Sinemet), Pramipexol (Mirapex), Ropinirol (Requip) và một số loại thuốc khác.
Nguyên nhân
Hội chứng khó chịu này thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi đi ngủ hoặc sau khi ngồi quá lâu. Cảm giác này làm cho bạn muốn ngồi dậy và đi vòng quanh. Vẫn chưa biết nguyên nhân của hội chứng chân không nghỉ, nhưng các nhà nghiên cứu tiếp tục xem xét các bệnh khác có thể liên quan tới hội chứng này.Hội chứng chân không nghỉ có thể tác động tới 10% số người Mỹ ở cả 2 giới. Rối loạn này có thể bắt đầu ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng bệnh xấu đi khi bạn về già. Căn bệnh này có thể phá vỡ giấc ngủ, gây ngủ gà ngủ gật ban ngày và rất khó khăn trong việc đi du lịch.
Phòng ngừa
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ bệnh có thể là do mất cân bằng hóa chất Dopamin của não. Hóa chất này gửi thông điệp kiểm soát cử động cơ.
Hội chứng chân không nghỉ di truyền trong gia đình ở tới 50% số người bị hội chứng chân không nghỉ, đặc biệt khi bệnh xuất hiện ở tuổi trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện vị trí của 1 trong các nhiễm sắc thể có thể có gen gây hội chứng chân không nghỉ.
Sự căng thẳng thường làm cho hội chứng chân không nghỉ nặng hơn.
Chế độ ăn và các yếu tố môi trường khác có thể gây ra chứng chân không nghỉ ở nhiều người.
Phụ nữ mang thai hoặc những thay đổi hormon có thể tạm thời làm nặng các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ. Một số phụ nữ có thai bị hội chứng chân không nghỉ ở giai đoạn đầu, nhất là trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, đối với phần lớn phụ nữ này, các triệu chứng thường biến mất khoảng 1 tháng sau đẻ.
Đa phần, hội chứng chân không nghỉ không liên quan tới những rối loạn nặng. Tuy nhiên, đôi khi hội chứng chân không nghỉ đi kèm với các bệnh khác, như:
Bệnh thần kinh ngoại vi. Tổn thương thần kinh ở bàn tay và bàn chân, đôi khi do các bệnh mạn tính như tiểu đường và nghiện rượu.
Thiếu hụt sắt. Thậm chí không thiếu máu, thiếu sắt có thể gây hoặc làm hội chứng chân không nghỉ nặng hơn. Nếu có tiền sử chảy máu dạ dày hoặc ruột, kinh nguyệt ra nhiều hoặc cho máu nhiều lần, bạn có thể bị thiếu sắt.Rối loạn kém tập trung tăng động.
Người bị cả hội chứng chân không nghỉ và một bệnh có liên quan sẽ có xu hướng tiến triển các triệu chứng nặng nhanh hơn. Ngược lại, rối loạn này tiến triển chậm hơn ở những người mà hội chứng chân không nghỉ không có liên quan tới các bệnh khác.
Điều trị
Bạn nên vận dụng một vài biện pháp sau đây để phần nào giảm bớt các triệu chứng:
Cố gắng ngủ đủ từ 6-7 giờ mỗi ngày.
Tập thể dục đều đặn hàng ngày với cường độ vừa phải, không quá sức.
Giảm các thực phẩm có caffein như cà phê, nước ngọt…
Không uống rượu và hút thuốc lá.
Tập thiền và tập yoga để thư giãn.
Khi có tình huống sắp phải ngồi yên trong một thời gian dài (ví dụ đi du lịch xa bằng xe hơi hay máy bay), bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Dùng khăn chườm nóng hay lạnh lên hai chân.
Làm các động tác giúp giãn các cơ chân.
Tắm nước nóng trước khi đi du lịch.
Massage hai chân.