Cirrhosis

Là bệnh gan mãn tính dẫn đến sự phá hủy tế bào của gan. Gan thực hiện một số chức năng cần thiết, chẳng hạn như giải độc chất có hại trong cơ thể, làm sạch máu và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xơ gan, uống nhiều bia rượu và nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, viêm gan B và C là những bệnh nhiễm virus phổ biến nhất gây lên xơ gan. Nguyên nhân ít phổ biến của xơ gan bao gồm các bệnh tự miễn dịch, thừa sắt và bệnh Wilson.

Tên gọi khác: Cirrhosis

Triệu chứng

Đau bụng, đầy hơi, dễ chảy máu, nôn mửa, da vàng, yếu.

Chẩn đoán

  • Tiến hành hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan.

  • Siêu âm gan hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác và sinh thiết gan có thể được thực hiện.

Điều trị

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng điều khiển chuyển hóa toàn diện (CMP) và siêu âm gan.

Cirrhosis - Ảnh minh họa 1
Cirrhosis - Ảnh minh họa 2
Cirrhosis - Ảnh minh họa 3
Cirrhosis - Ảnh minh họa 4
Cirrhosis - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Xơ gan là bệnh mãn tính, tổn thương nặng lan tỏa ở các thùy gan tạo ra mô xơ, cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu của gan bị hủy hoại không hồi phục. Gan bị xơ chai bởi 3 quá trình xảy ra đồng thời hay nối tiếp nhau: hoại tử nhu mô gan; tăng sinh mô xơ; tạo thành những hòn, cục và tiểu thùy giả.

1. Phân loại xơ gan:

  • Theo nguyên nhân bệnh sinh:

    • Xơ gan cửa (vòng, Laennec, xơ gan Banti)

    • Xơ gan do rượu

    • Xơ gan sau hoại tử

    • Xơ gan sau viêm gan

    • Xơ gan mật

  • Theo hình thái: (kích thước các hạt trên mặt gan)

    • Xơ gan hạt nhỏ < 3mm

    • Xơ gan hạt lớn 3mm – 2cm

    • Đa số gan teo nhỏ, cứng chắc, nhạt màu, vàng hoặc màu xanh lá cây (xơ gan mật).

    • Mặt ngoài gan có những ổ tế bào gan tái tạo, xung quanh có dải xơ bao bọc nổi lên như những đầu đinh không đều nhau.

    • Trên mặt cắt gan những ổ tế bào gan tái tạo tròn không đều nhau nằm giữa những vành đai xơ trắng, gan chắc, dai, khó cắt.

    • Thoái hoá, hoại tử tế bào gan.

    • Xơ phát triển lan tỏa, bao vây, chia cắt các tiểu thuỳ gan, có chỗ tạo thành tiểu thuỳ gan giả.

    • Tăng sinh nhiều ống mật tân tạo lẫn trong mô xơ.

    • Xâm nhập nhiều tế bào viêm mạn tính trong mô xơ, nhất là vùng khoảng cửa.

    • Các tế bào gan tái tạo thành ổ (ổ tế bào gan tái tạo).

2. Hậu quả của xơ gan:

Có 2 hậu quả chính:

  • Suy gan (giảm tổng hợp P, chống đông, tiết mật…)

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (cổ chướng, lách to, giãn tĩnh mạch thực quản, hậu môn, tuần hoàn bàng hệ…)

Ngoài ra, xơ gan có thể gây hậu quả:

  • Giảm khả năng miễn dịch

  • Dễ mắc bệnh nhiễm trùng

  • Tăng nguy cơ ung thư gan

  • Dễ nghẽn tĩnh mạch gan

Phòng ngừa

  • Do siêu vi B, C, D

  • Rượu

  • Do chuyển hóa như: Hemochromatosis, bệnh Wilson, thiếu men α-Antitrypsin

  • Bệnh đường mật kéo dài

  • Nghẽn tĩnh mạch gan

  • Rối loạn miễn dịch: như viêm gan dạng Lupoid

  • Độc chất: như Methotrexate, Amiodarone

  • Phẫu thuật nối tắt ở đường ruột

  • Suy dinh dưỡng, nhiễm trùng

  • Bẩm sinh.

Điều trị

  • Tiêm vắc-xin phòng virus viêm gan B, C, D.

  • Không uống rượu.

  • Ăn uống đủ chất.

  • Phòng chống nhiễm sán lá gan.

  • Điều trị tốt các bệnh đường mật.

  • Thận trọng khi dùng các thuốc gây hại cho gan.

  • Dự phòng và điều trị tốt các bệnh viêm gan cấp và mãn tính.

  • Duy trì đều đặn kiểm tra gan định kỳ 6 - 12 tháng/lần.