Colon polyps

Polyp đại tràng (khối u ruột già) là một tổn thương nhỏ có hình dạng giống như khối u, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số polyp là lành tính nhưng một số có khả năng phát triển thành ác tính (ung thư) và có thể gây chảy máu. Polyp thường gặp ở những bệnh nhân có chế độ ăn ít chất xơ, tiền sử gia đình bị polyp, thừa cân, hút thuốc lá, trên 50 tuổi hoặc gia đình có người bị ung thư ruột kết. Tỷ lệ polyp lành tính phát triển thành ung thư khá cao, vì vậy nhiều bác sĩ khuyên người bệnh cắt bỏ ruột kết để ngăn ngừa ung thư.

Tên gọi khác: Colon polyps

Triệu chứng

Chảy máu trực tràng, phân có lẫn máu, phân sẫm màu. Tuy hiếm gặp, polyp lớn có thể gây tắc nghẽn đường ruột dẫn đến đau bụng, đầy bụng và táo bón.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Nội soi đại tràng, nội soi đại tràng Sigma, CT Scan được thực hiện.

  • Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Polyp thường được loại bỏ thông qua soi đại tràng hoặc soi đại tràng Sigma và được kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện sớm bệnh ung thư và ngăn chặn các polyp phát triển thành ung thư. Những khối u lớn hoặc khó cần phẫu thuật mở ổ bụng. Trường hợp bệnh liên quan đến hội chứng ung thư đại tràng di truyền (FAP) - các thành viên trong gia đình có polyp đại trực tràng bắt đầu từ tuổi thiếu niên - bệnh nhân được đề nghị phẫu thuật cắt bỏ đại tràng để phòng tránh ung thư.

Colon polyps - Ảnh minh họa 1
Colon polyps - Ảnh minh họa 2
Colon polyps - Ảnh minh họa 3
Colon polyps - Ảnh minh họa 4
Colon polyps - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Polyp đại tràng là một tổn thương nhỏ lành tính có hình dạng giống như khối u, có cuống hoặc không có cuống, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số polyp là lành tính nhưng một số có khả năng hoá thành ác tính (ung thư).

Có hai dạng polyp thường gặp nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến:

  • Polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng và ít khi trở thành ác tính.

  • Polyp tuyến chiếm khoảng 2/3 polyp đại tràng.

Thường thì polyp càng lớn thì khả năng ung thư hoá càng cao, do đó các polyp lớn cần phải sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn và gửi đi làm giải phẫu bệnh học.

Phòng ngừa

Sự hình thành polyp đại tràng là kết quả sự tăng sinh bất thường của tế bào. Bình thường quá trình tăng sinh tế bào chịu sự kiểm soát của 2 nhóm gen: nhóm gen gây ung thư và nhóm gen ức chế khối u. Đột biến ở bất kỳ gen nào trong số này đều có thể khiến cho tế bào phân chia quá mức. Ở đại tràng và trực tràng, sự tăng sinh này sẽ tạo thành những khối polyp và về lâu dài một số polyp có thể trở thành ung thư.

Điều trị

Để phòng bệnh, cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Chú ý ăn đủ lượng canxi, ăn nhiều rau hoa quả, hạn chế mỡ và rượu, bỏ thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục và duy trì cân nặng bình thường. Những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng nên làm xét nghiệm gen và đi khám sàng lọc định kỳ.

Sàng lọc tình trạng polyp đại tràng trong toàn bộ gia đình nhằm phát hiện sớm và toàn bộ những người trên 50 tuổi. Và những người có nguy cơ cao nên sàng lọc khi 40 tuổi.