Coronary Artery Disease

Bệnh động mạch vành (CAD) là tình trạng các động mạch bị thu hẹp do mảng bám chất béo và canxi, cũng được gọi là xơ vữa động mạch vành. Những yếu tố gia tăng nguy cơ: hút thuốc, béo phì, tiền sử gia đình, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, lối sống ít vận động và bệnh thận. Đôi khi một mảng xơ vữa động mạch có thể bất ngờ bị vỡ, gây ra cục máu đông chặn việc cung cấp máu cho một phần của tim. Nếu đó là cơ tim, nó sẽ gây ra cơn đau tim.

Tên gọi khác: Động mạch vành, Suy động mạch vành, Thiếu máu cơ tim, Thiểu năng vành Tim, thiếu máu cục bộ, Tim do xơ vữa động mạch, Tim mạch vành, Coronary Artery Disease

Triệu chứng

Đau thắt ngực. Các triệu chứng khác bao gồm: đau hàm, đau cánh tay, đau lưng, đau bụng, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, lo âu, ngất xỉu, chóng mặt.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp mạch vành, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) ngực, chụp X-quang, siêu âm tim và điện tâm đồ (EKG) có thể giúp phát hiện dấu hiệu của CAD và chẩn đoán cơn đau tim.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Xét nghiệm D-Dimer, Troponin.

Điều trị

Điều trị làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Các liệu pháp tốt nhất bao gồm việc kiểm soát huyết áp và cholesterol, tập thể dục, không hút thuốc và kiểm soát bệnh tiểu đường. Thuốc dùng để điều trị CAD là Aspirin, thuốc hạ huyết áp, Nitroglycerin và Statin để giảm cholesterol. Điều trị cơn đau tim nhằm cải thiện lưu lượng máu đến tim, điều trị rối loạn nhịp tim và tối đa hóa chức năng tim. Trong cơn đau tim, thuốc Alteplase/t-PA thường được sử dụng để phá vỡ các cục máu đông. Ở những người bị đau thắt ngực, tắc động mạch cần đặt bóng nong mạch vành, đặt Stent, phẫu thuật bắc cầu, thuốc làm loãng máu và thuốc chống tiểu cầu (Aspirin, Abciximab/ReoPro, Eptifibatide/Integrilin, Clopidogrel/Plavix). Khi rối loạn nhịp, điều trị bằng thuốc (Amiodarone, Lidocaine), sốc điện hoặc dùng máy tạo nhịp tim.

Coronary Artery Disease - Ảnh minh họa 1
Coronary Artery Disease - Ảnh minh họa 2
Coronary Artery Disease - Ảnh minh họa 3
Coronary Artery Disease - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Động mạch vành là động mạch nào, có chức năng gì?

Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Làm việc liên tục, suốt ngày đêm như vậy nên tim cần một lượng lớn năng lượng. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn máu (chất dinh dưỡng, năng lượng) đến nuôi tim để cho tim có thể hoàn thành chức năng của nó.

Bệnh động mạch vành là bệnh như thế nào?

Danh từ bệnh động mạch vành dùng để chỉ tình trạng bệnh lý làm cho lòng động mạch vành bị hẹp lại (hoặc tắc nghẽn), tình trạng hẹp hay tắc nghẽn lòng động mạch vành là xơ vữa động mạch. Khi lòng động mạch vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim.

Một số danh từ khác cũng được dùng để chỉ bệnh động mạch vành: như suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ…

Phòng ngừa

Nguyên nhân của xơ vữa động mạch chưa được xác định rõ ràng. Hiện nay, khi nói đến nguyên nhân của bệnh lý động mạch vành người ta dùng đến khái niệm yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành.

Yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành là gì?

Yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành là những yếu tố mà khi hiện diện ở một cá thể nào đó thì làm cho cá thể đó có tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ tử vong do động mạch vành cao hơn các cá thể khác.

Yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành là những yếu tố nào?

Đó là: Tăng huyết áp, rối loạn Lipid máu (LDL cao, HDI thấp, Triglyceride cao), hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường, gia đình có người bị bệnh động mạch vành sớm, tuổi cao…

Điều trị

Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh động mạch vành tăng từ 2 - 3 lần sau thời kỳ mãn kinh. Ở Mỹ, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho giới nữ, tuy nhiên nhiều người vẫn thường đánh giá thấp mối đe dọa của bệnh này. Sự gia tăng này hoàn toàn không giải thích được nguyên nhân, nhưng lượng cholesterol, cao huyết áp và lượng chất béo xung quanh vùng bụng nhiều - trong giai đoạn này - được đánh giá là những nguy cơ làm phát sinh bệnh nghẽn động mạch vành ở phụ nữ.

Các nghiên cứu y học về bệnh tim trước đây thường tập trung vào đàn ông. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học nhận ra rằng có sự khác biệt rõ nét về bệnh động mạch vành giữa đàn ông và phụ nữ. Chẳng hạn, những người đàn ông bị nhồi máu cơ tim thường có những biểu hiện đặc thù như: cơn đau thắt ngực, khởi đầu từ ngực và lan ra vai, cổ, cánh tay. Ở phụ nữ cũng có những triệu chứng tương tự, nhưng còn thêm những dấu hiệu phụ khác như: khó thở, ợ nóng, nôn mửa, đau hàm, đau lưng và cảm giác mệt mỏi. Chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ thường xảy ra khi họ lo lắng hoặc bị căng thẳng thần kinh, ngay cả lúc ngủ. Trong khi ở đàn ông, nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi luyện tập thể dục hay trong lúc đang làm việc.

Do phụ nữ không thường xuyên có những biểu hiện nhồi máu cơ tim đặc thù, nên thường chậm trễ trong việc điều trị và đối diện với nguy cơ tử vong nhiều hơn đàn ông.

Để giúp người dân nhận thức được mối hiểm họa trên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã có những hướng dẫn đặc biệt giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh động mạch vành ở phụ nữ.

Những hướng dẫn này đề cập đến sự thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và điều trị hormon ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Dưới đây là những thay đổi cần thiết về lối sống giúp ngăn ngừa bệnh động mạch vành.

  • Không nên hút thuốc và tránh hít thở khói thuốc thụ động.

  • Thường xuyên luyện tập những bài tập với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày, như đi nhanh. Việc này sẽ hữu ích hơn cho bạn nếu được thực hiện vào tất cả các ngày trong tuần.

  • Ăn những thực phẩm có lợi cho tim, hạn chế các loại thực phẩm có độ béo và lượng cholesterol cao.

  • Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 24,9 và số đo vòng eo dưới 88 cm.

  • Trong trường hợp bạn đã có những triệu chứng của bệnh động mạch vành, cần tránh lo lắng và muộn phiền.

  • Không nên uống rượu.

  • Tránh những loại thực phẩm làm tăng huyết áp, giảm ngay việc ăn mặn nếu bạn đang bị chứng huyết áp cao.