Tên gọi khác: Degenerative Disc Disease, DDD, Thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng
Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của thoát vị đĩa đệm và có thể bao gồm: đau cổ, đau lưng, đau tỏa vào cánh tay hoặc cẳng chân, tê, ngứa ran, yếu chi, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được đề nghị để xác định chẩn đoán.
Điều trị
Điều trị phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng và có thể bao gồm: vật lý trị liệu, nghỉ ngơi cân bằng với tập thể dục, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid/ NSAIDs (Ibuprofen/ Motrin hoặc Advil, Naproxen/ Naprosyn), Acetaminophen (Tylenol), Steroids, thuốc giãn cơ bắp, tiêm Steroid ngoài màng cứng, và/hoặc phẫu thuật. Châm cứu, xoa bóp hoặc các liệu pháp thay thế khác cũng thể hữu ích.
Nguyên nhân
Lưng được tạo thành từ nhiều phần. Xương sống, hay còn được gọi là cột sống, có chức năng chống đỡ và bảo vệ, bao gồm 33 đốt sống. Nằm giữa các đốt sống này là các đĩa có chức năng như một tấm đệm hoặc tấm chống sốc. Mỗi đĩa được tạo thành từ các dải vòng xơ bao bên ngoài và một chất dạng gel bên trong được gọi là nhân tủy. Các đốt sống và các đĩa đệm hợp với nhau tạo thành một ống bảo vệ (ống sống) để chứa tủy sống và các dây thần kinh tủy sống ở bên trong. Các dây thần kinh này chạy xuống trung tâm của đốt sống và đi ra đến nhiều phần khác nhau của cơ thể.
Ngoài ra, lưng còn có các cơ, dây chằng, gân và các mạch máu. Cơ là các dải mô có tác dụng như một nguồn lực tạo ra các chuyển động. Các dây chằng là những dải mô xơ mạnh, mềm dẻo nối các xương lại với nhau và gân nối cơ với xương và đĩa đệm. Các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng. Tất cả những thành phần trên phối hợp với nhau giúp bạn có thể di chuyển qua lại được.
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở vùng thắt lưng (vùng lưng dưới) do vùng này chịu gần như toàn bộ sức nặng của cơ thể. Đôi khi, thoát vị có thể chèn ép dây thần kinh gây ra cảm giác đau lan đến những vùng khác của cơ thể. Mức độ của các cơn đau do rách, vỡ đĩa đệm thường tùy thuộc vào lượng chất thoát ra ngoài vỏ bao xơ và việc nó có gây chèn ép thần kinh hay không.
Phòng ngừa
Nguyên nhân môi trường: Trong cuộc sống hiện nay, nếu sống trong môi trường ẩm thấp hàn lạnh thời gian dài rất dễ gây co mạch máu, tính phản xạ cơ lưng giảm, làm cho áp lực vào đĩa đệm tăng lên, làm cho vòng xơ (hay còn gọi là bao xơ) dễ giòn và đứt, cuối cùng gây thoát vị đĩa đệm.
Nghề nghiệp: Có một số nghề nghiệp rất dễ gây ra chứng bệnh này như lái xe, người làm công việc hành chính. Lưng của họ thường xuyên phải ở lâu trong một tư thế, thiếu vận động nên dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Lao động quá sức: Trong cuộc sống hàng ngày, nhất định phải chú ý tránh làm việc, lao động quá sức. Nhiều khi do mang vác vật nặng, lưng bị tổn thương dưới nhiều hình thức, hay do ngã,… đĩa đệm phải chịu áp lực lớn dẫn đến thoát vị.
Điều trị
Để đối phó với căn bệnh thoát vị đĩa đệm, bác sĩ Hoàng Văn Dũng đã có những lời khuyên hữu ích sau:
Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung cá hồi, cá ngừ: Đây là những loại cá tốt cho xương khớp vì chứa acid béo Omega-3. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành Prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm.
Gia tăng khẩu phần ăn có tôm, cua đồng… vì chúng chứa nhiều canxi giúp hệ xương khớp trong cơ thể bạn thêm dẻo dai và chắc khỏe.
Hạn chế những thực phẩm giàu đạm, chất béo. Nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng sự đào thải canxi qua thận, tăng nguy cơ gãy xương.
Gia tăng dùng nước hầm từ xương vì chúng chứa nhiều Glucosamine và Chondroitin. Đây là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.
Tăng cường ăn rau củ tốt cho xương, khớp như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ… thường giàu vitamin A, E là những yếu tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương, chống lão hóa…
Nên bổ sung thêm sữa đậu nành, ngũ cốc là những thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất và canxi vào bữa ăn để hệ xương khớp lâu bị lão hóa.
Tạo thói quen tốt:
Nên tạo thói quen tập các môn thể dục phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi để hệ xương thêm mềm dẻo, các khớp cũng linh hoạt hơn.
Làm việc trong tư thế lưng thẳng, vai đều cân đối, mắt nhìn thẳng.
Để nâng một vật nặng, không nên nghiêng thân về phía trước và tránh cử động xoắn lệch người làm mất thăng bằng gây tác dụng không tốt với khung xương.