Tên gọi khác: Dengue hemorrhagic fever, DHF, Sốt Dengue, Dengue fever ,DF
Triệu chứng
Ho, sốt, mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh, đau cơ, nhức đầu, khó thở.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Thực hiện các xét nghiệm máu để phát hiện virus.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang. Cấy đờm, cấy máu có thể cần thực hiện bổ sung.
Điều trị
Điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh và có thể bao gồm: dịch truyền tĩnh mạch, oxy, thở máy, nhập khoa hồi sức cấp cứu.
Nguyên nhân
Biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc Dengue (Dengue shock syndrome - DSS) do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae) gây ra. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy, những người sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiễm virus Dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện như một hội chứng nhiễm virus không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và dẫn đến tử vong. Trong bài này, thuật ngữ Dengue được sử dụng để chỉ chung cho ba thể bệnh nêu trên. Khi nói đến từng thể riêng biệt thì tên chính xác của thể bệnh đó sẽ được sử dụng.
Có thể nói Dengue là một bệnh do virus lây truyền qua muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên thế giới. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc-tơ truyền bệnh (muỗi) và virus đã làm tăng cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều chủng huyết thanh khác nhau ở các đô thị trong vùng nhiệt đới.
Phòng ngừa
Muỗi Aedes aegypti là véc-tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành.
Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.
Người là ổ chứa virus chính. Ngoài ra, người ta mới phát hiện ở Malaysia có loài khỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới cũng mang virus Dengue. Aedes aegypti có nguồn gốc từ châu Phi. Loài muỗi này dần dần lan tràn ra hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới đầu tiên là nhờ tàu thuyền và sau đó có thể cả máy bay nữa. Ngày nay, có hai loài phụ của Aedes aegypti là Aedes aegypti queenslandensis, một dạng hoang dã ở châu Phi không phải là véc-tơ truyền bệnh chính, và Aedes aegypti formosus là muỗi sống ở khu vực đô thị vùng nhiệt đới và là véc-tơ truyền bệnh chính.
Trước đây, muỗi Aedes aegypti phải nhờ vào các vũng nước mưa để đẻ trứng. Tuy nhiên, ngày nay quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ồ ạt đang cung cấp cho muỗi những hồ nước nhân tạo để muỗi đẻ trứng dễ dàng hơn nhiều. Aedes albopictus trước đây là véc-tơ truyền bệnh chính của Dengue và hiện nay vẫn còn là véc-tơ quan trọng ở châu Á. Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi là véc-tơ truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi muỗi Aedes aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền virus qua trứng, trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này.
Điều trị
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
Phòng chống muỗi đốt:
Mặc quần áo dài tay.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.