Dentigerous cyst

U răng là một u nang, trong có chứa một cái răng phát sinh từ mảnh biểu bì Mlassez còn lại trong xoang hàm. U răng có thể gặp ở xương hàm trên ăn lấn vào trong xoang hàm. Sâu răng, nhiễm khuẩn răng hoặc chấn thương răng... nếu không điều trị thích hợp dễ dẫn đến u răng. Khi phát triển, khối u sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở...

Tên gọi khác: Dentigerous cyst

Triệu chứng

Triệu chứng tuỳ theo các dạng của u nang, bao gồm: răng đổi màu, chảy mủ và đau ở vùng có u. Răng lung lay, nhai khó, nuốt khó, sưng mặt ở xương hàm, mặt biến dạng. Ngoài ra có nhứng trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng, chỉ khi đi khám mới phát hiện bệnh.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp X-quang hàm, xét nghiệm máu toàn bộ.

Điều trị

Phương pháp xử lý duy nhất là phẫu thuật lấy khối u. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật đơn giản, tiên lượng tốt, bảo toàn được răng. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân đã phải cắt hết cả xương hàm và ghép xương hàm bằng xương tự thân hoặc bằng mảnh ghép kim loại và mang hàm giả.

Dentigerous cyst - Ảnh minh họa 1
Dentigerous cyst - Ảnh minh họa 2
Dentigerous cyst - Ảnh minh họa 3
Dentigerous cyst - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

U răng có 3 loại: 

  • U nang chân răng: do răng bị nhiễm khuẩn, sâu răng hoặc chấn thương gây nên. Dấu hiệu duy nhất để phát hiện sớm bệnh là răng đổi màu. Chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt ở xương hàm... 

  • U nang thân răng: bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang. 

  • U men dạng nang: những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Loại u này là rất dễ tái phát.

Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở... Nếu bị u men dạng nang, bắt buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp. Phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh này là phẫu thuật để lấy u. Tuy nhiên di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt cản trở các chức năng nhai, nuốt, nói... không tránh khỏi.

Phòng ngừa

  • Sâu răng, nhiễm khuẩn răng hoặc chấn thương răng... nếu không điều trị thích hợp dễ dẫn đến u răng - căn bệnh dễ dẫn đến rụng răng hàng loạt, biến dạng hàm - mặt...

  • Bệnh u răng không phải là hiếm gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta.

  • Nguyên nhân chính là do chúng ta không chú ý tới việc chăm sóc răng miệng đúng cách.

Điều trị

Khi nghi ngờ sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng... cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi... cũng cần đi chụp X-quang để kiểm tra. Người dân cũng cần lưu ý đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần.