Diaphragmatic hernia

Thoát vị hoành là một bệnh lý bẩm sinh, khi quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn, các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành.

Tên gọi khác: Diaphragmatic hernia ,Thoát vị gián đoạn

Triệu chứng

Nhiều người không gặp bất kỳ triệu chứng liên quan đến thoát vị hoành. Nhưng khi triệu chứng xảy ra, có thể liên quan đến trào ngược dạ dày - thực quản và bao gồm ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, đầy hơi, ợ hơi, hoặc đau, khó chịu ở dạ dày hay thực quản.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên và chụp cắt lớp vi tính có thể hữu ích cho việc xác định chẩn đoán dù thoát vị hoành thường có thể nhìn thấy được khi chụp X-quang ngực.

Điều trị

Điều trị bao gồm: thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole/ Prilosec, Pantoprazole/ Protonix), thuốc chẹn H2 (Cimetidine/ Tagamet, Ranitidine/ Zantac), và/hoặc thuốc kháng acid.

Diaphragmatic hernia - Ảnh minh họa 1
Diaphragmatic hernia - Ảnh minh họa 2
Diaphragmatic hernia - Ảnh minh họa 3
Diaphragmatic hernia - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Thoát vị hoành là một bệnh lý bẩm sinh, khi quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn, các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành.

Cơ hoành là một cấu trúc cân - cơ hình vòm, phân chia hai khoang ngực và bụng, có vai trò cực kỳ quan trọng trong sinh lý hô hấp. Cơ hoành cấu tạo gồm hai phần: phần cân ở trung tâm và phần cơ ở ngoại vi. Phần cơ của cơ hoành có ba nguyên uỷ: phần ức, phần sườn và phần lưng.

Khi cơ hoành hạ xuống đồng nghĩa với việc tăng thể tích khí lưu vào phổi và ngược lại. Như vậy, khi cơ hoành bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng khí ra vào phổi, gây thiểu sản phổi, suy hô hấp...

Tần suất mắc bệnh trong khoảng 1/5.000 - 1/2.000 trẻ sơ sinh sống. Thoát vị hoành bẩm sinh thường gặp ở bên trái, chiếm khoảng 80%. Thoát vị hoành bẩm sinh cả hai bên rất hiếm.

Phòng ngừa

Trong hầu hết các bệnh nhân, nguyên nhân không được biết đến, nhưng thoát vị hoành thường là kết quả của nhiều yếu tố. Một số người phát hiện thoát vị hoành sau khi chịu một thương tích hay một áp lực dai dẳng trên các vùng xung quanh. Những người khác thì khi sinh ra đã có một điểm yếu hoặc một lỗ khuyết đặc biệt lớn. Một số chuyên gia nghi ngờ rằng áp lực tăng lên trong khoang bụng từ ho, rặn khi đại tiện, mang thai và sinh đẻ, hoặc cả việc tăng cân đáng kể có thể góp phần phát triển thoát vị hoành.

Điều trị

1. Điều trị ban đầu

  • Ngay khi có chẩn đoán, trẻ phải được đặt nội khí quản càng sớm càng tốt để hỗ trợ hô hấp.

  • Tránh không được hỗ trợ hô hấp bằng cách chụp mặt nạ và bóp bóng, vì điều này sẽ làm tăng đưa hơi vào trong dạ dày - ruột của trẻ và làm cho tình trạng trướng bụng ngày càng tăng.

  • Trẻ được cho giãn cơ và thở máy áp lực không quá 45mmHg vì phổi trong trường hợp này đã thiểu sản sẵn và rất dễ vỡ.

  • Luồn Catheter động mạch rốn và nhĩ phải để điều trị và theo dõi, đặc biệt là các thông số về áp lực oxy, CO2.

  • Vai trò của hệ thống trao đổi oxy qua màng (ECMO: Extracorporal Membrane Oxygenation): hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong chưa được các tác giả thống nhất.

2. Điều trị phẫu thuật

Vô cảm và đường mổ

  • Mê toàn thân và giãn cơ.

  • Đường mổ: Thường dùng là đường ngang trên rốn bên trái, cũng có thể sử dụng đường giữa trên rốn, đường cạnh giữa hay đường dưới sườn.

  • Kỹ thuật mổ (thoát vị hoành bẩm sinh qua Bochdalek).

  • Đưa trả toàn bộ tạng thoát vị về lại ổ bụng, cần chú ý cẩn thận khi đưa lách xuống vì rất dễ tổn thương cuống lách.

  • Nếu có túi thoát vị, nên cắt bỏ túi. Gặp trong 20% trường hợp.

  • Xử lý lỗ thoát vị:

    • Nếu lỗ nhỏ: Dùng chỉ không tiêu 2/0 hay 3/0 khâu đóng lại.

    • Nếu lỗ lớn: Cần cân nhắc giữa khâu một thì hay dùng miếng vá nhân tạo. Thông thường, do phần lớn tạng thoát vị lên ngực trong trường hợp lỗ lớn nên ổ bụng của trẻ rất kém phát triển. Nếu đóng một thì, trẻ rất dễ bị suy hô hấp do bụng quá căng trướng sau mổ. Vì vậy, nếu được, nên khâu vá lỗ thoát vị lớn bằng tấm nhân tạo như Teflon mesh hay tốt hơn như Goretex.

  • Đóng đường mổ bụng: Đóng bụng là một thì khó khăn trong phẫu thuật vá nhân tạo cho lỗ thoát vị lớn, thoát vị hoành bẩm sinh và thoát vị cuống rốn bẩm sinh. Đối với những trường hợp thoát vị lỗ lớn, đóng bụng thường đòi hỏi phải tạo hình bụng trước đó, thậm chí phải sử dụng mảnh ghép nhân tạo để che tạng. Sau đó, mỗi 1 - 2 ngày khâu hẹp mảnh ghép rồi đóng bụng muộn vào ngày thứ 7 - 10 sau mổ như kỹ thuật Schutter trong mổ thoát vị cuống rốn bẩm sinh.

  • Đặt dẫn lưu ngực nếu cần. Quan niệm còn khác nhau giữa các tác giả. Phần lớn các phẫu thuật viên nhi không đặt dẫn lưu ngực mà chỉ dùng kỹ thuật hút đuổi khí trước khi hoàn tất thì khâu lỗ thoát vị.