Diarrhea

Tiêu chảy chỉ số lần đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, phân loãng hoặc như nước, có thể lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ. Căn cứ vào thời gian kéo dài của tiêu chảy mà chia ra làm 2 loại: tiêu chảy cấp, tồn tại trong vòng 2 tuần, đây là trường hợp thường gặp nhất; tiêu chảy mãn, kéo dài lâu hơn và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đường ruột nghiêm trọng.

Tên gọi khác: Ỉa chảy, Diarrhea

Triệu chứng

Số lần đi ngoài tăng. Phân lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy hoặc có máu, đại tiện phải rặn, biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị tiêu chảy lại.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn.

Điều trị

Bù nước và chất điện giải bằng cách dùng Oresol. Dùng men vi sinh, chất hấp thụ (Attapulgit, than hoạt tính), dùng cao xoa bóp, dầu gió, cao đắp rốn từ thảo dược hoặc cao dán rốn dạng hấp thu mạnh có hỗ trợ điều trị tiêu chảy và chữa đau bụng. Thuốc làm giảm nhu động ruột như Diphenoxylat, Loperamid và Codein và chất ức chế Calmodulin là Zaldarid có hiệu quả làm giảm triệu chứng tiêu chảy.

Diarrhea - Ảnh minh họa 1
Diarrhea - Ảnh minh họa 2
Diarrhea - Ảnh minh họa 3
Diarrhea - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Tiêu chảy có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau với các triệu chứng, biểu hiện khác nhau bao gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn.

Tiêu chảy chỉ số lần đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, phân loãng hoặc như nước, có khi còn lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ.

Trẻ em bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra, và là bệnh rất thường gặp.

Căn cứ vào thời gian kéo dài của tiêu chảy mà chia ra làm 2 loại:

  • Tiêu chảy cấp: Tồn tại trong vòng 2 tuần, đây là trường hợp thường gặp nhất.

  • Tiêu chảy mãn: Kéo dài lâu hơn và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đường ruột nghiêm trọng.

Phòng ngừa

Khi các tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập vào đường tiêu hoá sẽ sản sinh ra các độc tố ruột (Enterotoxin) kích thích tiết các chất điện giải, xâm lấn trực tiếp và phá huỷ các tế bào biểu mô niêm mạc ruột gây viêm tại ruột và toàn thân. Có thể chia nguyên nhân gây tiêu chảy ra làm 3 nhóm chính:

1. Do vi-rút

  • Rotavirus là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu ở trẻ em, chiếm từ 20-40% tại các nước nhiệt đới và 40-60% tại các nước ôn đới. Ở nước ta, tỷ lệ này tại bệnh viện cũng tăng lên rõ rệt từ 21,5-28,1% (1983-1984) lên đến 53,7-68,8% (2001). Tại cộng đồng, tỷ lệ này là 17,9-19% lên tới 25%.

  • Các vi-rút khác cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nhưng chưa được nghiên cứu nhiều là: Adenovirus, Mocwalkvirus, Coronavirus, Picornavirus.

2. Vi khuẩn

  • E.coli là loại vi khuẩn gây bệnh đứng hàng đầu ở nước ta, chiếm 24,9% với đủ 5 loại tuýp huyết thanh trong đó nhiều nhất là EAEC 10,5-15%.

  • Shigella là loại vi khuẩn đứng hàng thứ 2, chiếm tỷ lệ 3,8-12,7%, trong đó 2 nhóm hay gặp nhất là S.flexneri và S.sonnei.

  • Campylobacter jejuni là loại vi khuẩn đứng hàng thứ 3, chiếm tỷ lệ 7-10%.

  • Salmonella chiếm tỷ lệ thấp từ 0,8-1,3%.

  • Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) thường gây thành dịch lớn rất nguy hiểm.

3. Ký sinh trùng

Entamoeba histolytica là tác nhân chủ yếu gây bệnh lỵ amíp. Ngoài ra còn có Giardia lamblia và Crypto sporidium.

Điều trị

6 cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy được các bác sĩ khuyến cáo

  • Rửa tay thường xuyên và nhất là sau mỗi lần sử dụng các phương tiện công cộng.

  • Khi áp dụng chế độ ăn kiêng, phải tập cho cơ thể quen dần, tránh chuyển qua chế độ ăn kiêng đột ngột, đặc biệt là chế độ ăn có các loại rau quả, trái cây, ngũ cốc và các loại sản phẩm từ sữa.

  • Thực phẩm đã bị rơi xuống đất tuyệt đối không được sử dụng.

  • Rửa trái cây và rau quả thật sạch trước khi sử dụng.

  • Nấu thức ăn thật chín, đặc biệt là thịt.

  • Tránh các loại thực phẩm có chất Sorbitol - một loại chất được tìm thấy trong các thực phẩm ăn kiêng.